TRANG CHỦ » BỆNH NỘI KHOA » 3_BỆNH GAN_MẬT TUY
Chữa Viêm Mật Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg    Bệnh viêm túi mật, sỏi mật là bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá . Viêm túi mật và sỏi mật thường có quan hệ với nhau, hai chứng đó cùng tồn tại nên gộp lại làm một. Các sách ngày xưa không gọi là viêm túi mật, sỏi mật nhưng có ghi chép đầy đủ về các loại bệnh nói trên. Sách Kinh khu - trương luận nói: “Mật sưng to bụng bị đau, miệng đắng, khó thở”. Sách Thương hàn luận nói: dưới vùng tim bị cứng đầy, đau nhói, sợ sờ nắm, đoản hơi. Những chứng trạng thái nói trên gần giống bệnh viêm túi mật. Sỏi mật, dùng bài Đại hãm hung thang, Đại sài hồ thang để chữa, là những tư liệu quý giúp cho ngày nay Đông Tây y kết hợp chữa bệnh này .

Nguyên nhân bệnh lý:

Y học hiện đại cho rằng bệnh này do nước mật đình trệ nhiễm vi trùng nên mắc phải.

Còn y học cổ truyền cho rằng can uất khí trệ, ăn uống không tiêu hoá và ngoại cảm thấp nhiệt. Bệnh lý chủ yếu là can đởm khí trệ, thấp nhiệt đình trệ. Nhưng trong quá trình phát bệnh có lúc lấy can đởm khí trệ là chính, có lúc lấy thấp nhiệt đình trệ là chính. Bệnh biến chứng chủ yếu là tại can và đởm.

 1) Can uất khí trệ:

Can và đởm có quan hệ mật thiết, đởm dính nối vào của can là biểu lý; Can kinh nối vào lạc của đởm, đởm dính nối vào lạc của can; can chủ điều tiết, nước mật do dư khí của gan tràn vào mật, tích tụ mà thành, đởm đi xuống dưới là thuận, can khí điều đạt thì công năng điều tiết và bài tiết bình thường. Nếu can khí uất trệ thì nước mật tắc lại, thấp nhiệt sinh ra mà phát bệnh.

2) Ăn uống không điều độ.

Ăn nhiều uống nhiều chất dầu, chất béo, tổn thương tỳ vị, tỳ không kiện vận , thuỷ thấp không hoá, đàm thấp sinh ra càn trở can đởm, can không điều tiết khiến nước mật không thuận mà phát bệnh,

3) Trung tiêu thấp nhiệt:

Thấp và nhiệt hợp lại gây bệnh. Khí cơ u uất làm thủy đạo không thông đình trệ mà sinh thấp, thấp trọc tắc lại, tỳ khí không thông, uất khí nung nấu mà phát nhiệt. Đởm là phủ của trung thanh, do thấp nhiệt phạm vào can đởm dẫn đến thấp nhiệt ủng tắc.

Ngoài ra, bệnh giun có liên quan nhất định đến việc phát sinh bệnh này, giun tích lại có thể kéo dài thấp nhiệt, thấp nhiệt có lợi cho việc giun sinh trưởng. Tính giun thích chui luồn, chui vào ống mật có thể chết ở đó, làm can khí không tiết được, nước mật uất trệ mà sinh bệnh.

Nếu quá lao tâm, ăn uống không điều độ, trung tiêu thấp nhiệt hoặc giun tích là đều có thể dẫn đến can đởm khí trệ thấp nhiệt ủng tắc ảnh hưởng đến điều tiết của gan và thông giáng của mật, khiến nước mật không bài tiết được mà kết lại, can uất sinh hoả thấp nhiệt nung đốt quá nhiều ngày tháng kết thành sỏi, không thông thì đau, thấp nhiệt nung đốt, nước mật tràn ra da làm da vàng, khí huyết uất trệ, nhiệt tích không tan gọi là viêm túi mật.

Bệnh chứng:

1) Bụng đau ở trên, giữa, bên phải: người bị bệnh cấp tính thường đau dữ dội vào buổi tối hoặc sáng sớm sau khi ăn no, đau kéo dài, đau thúc lên hông phải hoặc lưng, người bị sỏi mật đau càng dữ dội buồn lợm muốn nôn. Người mắc bệnh mãn tính thường đau lâm râm, rõ nhất là sau khi ăn chất béo, tiêu hoá không tốt như bụng đầy, ợ hơi và ngán ăn.

2) Hoàng đản: Do viêm túi mật hoặc sỏi mật thuỷ thũng mà sinh hoàng đản (vàng da), mắt vàng, da vàng. Nếu bị sỏi ở ống mật thì bệnh hoàng đản bộc lộ rõ. Lúc ống mật bị xơ tắc, nước mật tích lại, ông mật dãn ra có thể làm sỏi chạy lên trên hoặc do áp lực của ông mật tăng lên ép sỏi chạy xuống ruột làm nước mật lưu thông mà bệnh hoàng đản giảm.

3) Sợ lạnh phát sốt: Viêm túi mật cấp tính thường phát sốt nhẹ hơn.

4) Các chứng trạng khác: Bệnh cấp tính thường đại tiện táo bón, nước tiểu ít mà vàng, lúc ống mật tắc thì nước tiểu màu tro.

Thể chứng: Bệnh cấp tính, đau vùng bụng trên và giữa ở phía phải, căng chắc nhưng đau nhiều ở vùng gan mật hoặc biểu hiện chứng đau nhói túi mật dương tính, nếu túi mật, ống mật có sỏi thì túi mật căng lên, đau dữ dội nổi cục ở vùng túi mật. Bệnh mãn tính đau nhẹ ở bụng, vùng túi mật sưng to có lúc sờ thấy cục. Cùng lúc xuất hiện ở đau bụng trên và giữa rất nhiều, sốt dữ, hoàng đản đỏ là bệnh viêm túi mật toàn tuyến tức là viêm túi mật cấp tính rất nặng có thể dẫn đến hôn mê, trúng độc nặng dẫn đến tử vong.

Phân tích bệnh chứng: Bệnh viêm túi mật, sỏi mật biểu hiện chủ yếu là đau hông, vàng da, nóng và rét.

1) Đau hông:

Hông là nơi gan và mật ở đấy, như Cảnh nhạc toàn thư nói: Bệnh đau hông thuộc hai kinh can và đởm, mạch của hai kinh cùng ảnh hưởng lẫn nhau, bệnh này mới đầu thường thuộc khí trệ, đau kéo dài, có lúc đau dữ dội từng cơn. Khí trệ mà can khí phạm vào tỳ vị làm tỳ không kiện vận, vị không thông giáng nên ợ hơi, bụng đầy. Can uất hoá hoả nên miệng đắng , tiểu tiện vàng đỏ hoặc sốt nhẹ. Khí trệ lâu ngày thì huyết ứ, đau cố định ở hông phải và ở bụng, đau mạnh là túi mật sưng to. Người bệnh bị huyết ứ thường kiêm khí trệ, do bệnh tình biến đổi, ăn uống không điều độ (nhất là ăn chất dầu mỡ) mà phát lên hoặc nặng hơn.

2) Hoàng đản (da vàng).

Bệnh hoàng đản phát lên thường do thấp nhiết nung đốt can và đởm, nước mật không đi vào ống mật, nhiễm ra da. Phải phân biệt rõ là bệnh dương hoàng hoặc âm hoàng. Bệnh ở thời kỳ cuối, nhiệt lui mà thấp còn lưu lại, thấp bị hàn hoá kiêm thêm huyết ứ nên sờ thấy cục ở bên hông, thậm chí bị phúc thủy (bụng to nhiều nước) đó thuộc chứng âm hoàng.

3) Phát sốt và rét:

Hàn nhiệt nung đốt, dương khí bị kiệt thì sợ lạnh và phát sốt, nếu thấp và không tiết ra được thì hoá uất mà trợ nhiệt, nhiệt tà không thì kết lại mà trợ thấp. Thấp gặp nhiệt vào càng sâu, nhiệt gặp thấp thì thêm bốc, thậm chí dẫn đến hoá độc mạnh nhiều hoàng đản rất rõ, rét nhiều sốt cao, nếu không điều trị kịp thời sẽ bị hôn mê, nói nhảm.

Cách chữa:

1) viêm túi mật Khí trệ.

Chủ chứng: Hông phải căng đau, ợ được thì dễ chịu, buồn bực đầy cứng, đau đi đau lại, sốt và da vàng không rõ, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền.

Cách chữa: sơ can lợi đởm.

Bài Thuốc sau:

 ĐẠI SÀI HỔ THANG gia giảm:

( Kim quỹ yếu lược )

Sài hồ                          12g

Đại hoàng                      8g

Chế Bán hạ                 12g

Sinh khương               16g

Hoàng cầm                12g

Chỉ thực                      12g

Bạch thược                 12g

Đại táo                       3quả

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết.

Giải thích bài thuốc:

+Bài thuốc này do bài Tiểu sài hồ thang bỏ Nhân sâm, Cam thảo, gia Đại hoàng, Chỉ thực, Bạch thược.

+Sài hồ, Đại hoàng có tác dụng hòa giải thiếu dương, tả nhiệt dương minh kinh đều là chủ dược.

+Hoàng cầm giúp Sài hồ hòa giải thiếu dương.

+Chỉ thực cùng Đại hoàng thanh tán kết nhiệt ở dương minh.

+Bán hạ, Sinh khương giáng nghịch chỉ ẩu, hợp với Đại hoàng, Chỉ thực tăng thêm tác dụng giáng vị khí chỉ ẩu.

+Bạch thược hợp với Đại hoàng, Chỉ thực hòa trung trị Phúc thống.

Đại táo điều hòa các vị thuốc.

cùng bài kim lệnh tử tán gia giảm gồm có vị: Kim lệnh tử, xuyên luyện tử, diên hồ sách.

2) Thấp nhiệt:

Chủ chứng: Hông phải đau xoắn, miệng đắng bụng đầy, sốt cao, sợ lạnh, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ dắt, kèm theo vàng da, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Cách chữa: Thanh nhiệt lợi thấp.

Bài Thuốc:ĐẠI SÀI HỔ THANG gia giảm:

( Kim quỹ yếu lược )

Sài hồ                          12g

Đại hoàng                     8g

Chế Bán hạ                 12g

Sinh khương               16g

Hoàng cầm                 12g

Chỉ xác                        12g

Bạch thược                 12g

Đại táo                       3quả

Nhân trần                    14g

Sơn chi                       12g

Đại hoàng                     6g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết.

Dẫn giải bài thuốc:

Nhân trần 40 gam, sài hồ 12 gam, chi tử 10 gam, hoàng cầm 12 gam, đại hoàng 12 gam (cho sau), mang tiêu (uống thẳng) 12 gam, chỉ xác 12 gam, thanh bì, trần bì đều 6 gam, mộc hương 12 gam.

nếu có cả huyền ứ gia đào nhân, hồng hoa để hoạt huyết hoá ứ. Thấp nhiệt mà hình như có sỏi ở ống mật có thể gia thêm thuốc thanh nhiệt lợi đởm như kim tiền thảo ,bản lam căn, hổ trượng. Nếu thấp nhiệt tổn âm thì gia sinh địa, thạch học để thanh nhiệt dưỡng âm.

Nhiều năm nay, theo nguyên lý “Thông 6 phủ là tốt, không thông thì thống” của y học cổ truyền với bệnh sỏi ở ống mật dùng bài Đại sài hồ thang chế biến thành bài “đởm đạo bài thạch thang”, dùng cách chữa Đông Tây y kết hợp nhằm công hạ thông giáng là chính, đã đạt được hiệu quả tốt.

3) viêm túi mật Hoả độc:

Chủ chứng: sốt và rét cao, vàng da, bụng hông đều đau, miệng khát, đại tiện bí, tiểu tiện vàng đỏ, nặng thì hôn mê nói nhảm, lưỡi gai đỏ, mạch huyền hoạt sác hoặc tế sác.

Cách chữa: Tả hoả giải độc, thanh nhiệt dưỡng âm.

Bài Thuốc: NHÂN TRẦN CAO THANG gia giảm:

( Thương hàn luận)

Thành phần:

Nhân trần cao             24g

Chi tử                         16g

Đại hoàng                     8g

Hoàng liên                     8g

Hoàng cầm                   8g

Hoàng bá                       8g

Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần/ngày.

Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp.

Giải thích bài thuốc:

+Nhân trần thanh can đởm uất nhiệt, lợi thấp thoái hoàng, thuốc chuyên trị hoàng đản là chủ dược.

+Chi tử thanh lợi thấp nhiệt ở tam tiêu.

+Đại hoàng tả uất nhiệt.

+Thanh nhiệt độc Hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử.

Nếu sốt quá tổn thương âm, miệng khô lưỡi gai gia huyền sâm, mạch môn, thạch học tươi. Nếu nhiệt vào sâu, chân tay lạnh đổ mồ hôi, mạch trầm tế gia nhân sâm (cho uống riêng mấy giọt) tri mẫu, cam thảo, nếu thấy có hiện tượng chính hư tà hãm có thể tử vong đổi dùng nhân sâm, phụ tử, long cốt, mẫu lệ sắc uống, khi đã hồi dương mới chữa theo bài thuốc nói trên.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP