TRANG CHỦ » BỆNH NỘI KHOA » 3_BỆNH GAN_MẬT TUY
Chữa Uất Chứng “Lo Nghĩ Tức Giận” Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg

      Uất chứng là do tình chí không được thư thái, trệ khí và tà uất gây nên. Tình chí là nguồn gốc lớn, trên lâm sàng sự biểu hiện của tâm thần uất ức, tình chí không yên, hông ngực căng tức, dễ giận, dễ khóc, trong họng như có vật gì cản trở, thường chóng mặt, mất ngủ. Quan hệ đến khí trệ là uất. Sách Đan khê tâm pháp nói: Lý thuyết về lục uất có 5 loại là: Khí uất, huyết uất, đờm uất, thất uất, thực uất nhưng chủ yếu là khí uất.

Theo y học hiện đại là do cơ quan chức năng thần kinh và suy nhược thần kinh, bệnh ngây ngất và tuổi cao lo nghĩ tức giận nhiều cũng nằm trong phạm trù bệnh nay.

Nguyên nhân bệnh lý:

Nguyên nhân uất chứng là do tình chí thất thường, can khí không điều hoà thông đạt (điều đạt), khí cơ không thuận dẫn đến can khí uất kết, biểu hiện tinh thần uất ức, hông ngực buồn tức. Do khí uất nên huyết không lưu hành làm cho mạch lạc ở can không được thư thái gây hông ngực căng đau không có điểm cố định, nếu khí uất hóa thì kèm theo chứng can hoả vượng. Nếu can uất hại tỳ, tỳ không vận động mạnh được sinh ra thấp đờm ngưng tụ, ăn chậm tiêu nên trên lâm sàng xuất hiện các chứng thấp uất, đờm uất và thực uất.

Uất chứng phát sinh có quan hệ mật thiết đến cơ thể con người, như thể chất người yếu, âm dương, tạng phủ khí huyết uất bình thường khi gặp tình chí tổn thương thì dễ gây bệnh. Mặt khác do uất lên hại tỳ, ăn uống giảm, nguồn sinh hoá ra khí huyết thiếu, hoặc lâu hoá hoả hại âm, tâm không yên cùng với tâm tỳ khí huyết hư hóa nên có các triệu chứng hư.

Bệnh mới phát nhân khí trệ hiệp đờm thấp, ăn uống tích trệ phần nhiều là thực. Bệnh thực lâu ngày không khỏi cũng dẫn đến hư, dẫn đến tình trạng bệnh chứng phức tạp.

Biện pháp điều trị:

Uất chứng mới phát chủ yếu là can khí uất trệ, tâm tỳ đều hư, bước đầu nên phân hư thực. Phép chữa là dưỡng tâm tỳ, kéo dài lâu ngày bệnh diễn biến phức tạp. Bệnh này sách Tố vấn nói trong thiên “Lục nguyên chính ký đại luận” nói: nguyên tắc chữa bệnh uất, trên lâm sàng có mấy loại hình như sau:

1) Do can khí uất kết:

Chủ chứng: Tinh thần căng thẳng, tâm chí không yên, hông ngực đầy tức căng đau không cố định, ợ hơi, kém ăn, lưỡi trắng, mạch huyền.

Phân tích: Do tình chí bị thương tổn, can khí uất kết không được thư thái, can khí phạm vào vị, vị mất điều hoà, nên ăn ít, ợ hơi, mạch và lưỡi là biểu hiện của can khí thiên vượng.

Phép chữa: Sơ can, lý khí, giảm uất.

Bài thuốc sau:

 SÀI HỒ SƠ CAN TÁN gia giảm:

(Trương Cảnh Nhạc)

Sài hồ                        8g
Hương phụ              6g
Chích thảo                2g
Bạch thược              6g
Chỉ xác                      6g
Trần bì                       8g
Xuyên khung            6g

Cách dùng: Tán bột, ngày uống 8g. Có thể sắc uống.

Tác dụng trị: Sơ can, giải uất, lý khí, hòa vị, chỉ thống. Trị nộ khí thương can, bụng trên đầy trướng, vùng thượng vị đau, ợ hơi, ợ chua, dạ dày tá tràng loét, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng.

Trong bài lấy công năng là sơ can, lý khí, giải uất làm khoan khoái bên trong. Bệnh uất gây nên trước tiên là can khí uất kết dùng các bài thuốc như Việt cúc hoàn gồm có vị: Xuyên khung, thương truật, hương phụ, sơn chi, thần khúc.

tác dụng: để hành khí giải uất. Vì khí hành là huyết hành. Khí thông là đờm, hoả, thấp, thực tự nhiên sẽ giải, nếu nôn oẹ luôn luôn, hông ngực căng tức gia thêm toàn phúc hoa, xích thạch chi, bạch tật lê, trần bì để bình can, giáng nghịch, nếu bụng đầy gia sơn tra, thần khúc.

2) Do khí trệ đờm uất.

Chủ chứng: hầu họng không thông, có lúc như có vật gì cản trở, khạc không ra, nút không vào, hông ngực buồn tức, lưỡi trắng, mạch huyền.

Phân tích: Do đờm khí uất ở vùng hông ngực nên cảm giác họng như có vật cản, nuốt không vào khạc không ra gọi là “mai hạch khí”, khí không thư thái nên hông ngực buồn tức. Lưỡi trắng mạch huyền hoạt cũng là do can khí hiệp đờm.

Phép chữa: Hoá đờm, lợi khí, giải uất.

Bài thuốc:

BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG gia giảm:

(Kim quĩ yếu lược)

Bán hạ chế               8g

Hậu phác              12g

Phục linh                16g

Tô diệp                   12g

Sinh khương         12g

Cách dùng: sắc nước uống với nước sôi ấm, ngày chia 4 lần.

Tác dụng: Hành khí khai uất giáng nghịch hóa đàm.

Giải thích bài thuốc:

+Bán hạ có tác dụng hóa đờm tán kết, hòa vị giáng nghịch. Hậu phác hành khí khai uất, trừ mãn đều là chủ dược.

+Bán hạ giáng nghịch hóa đàm giúp Hậu phác tuyên phế tán kết.

+Phục linh thẩm thấp kiện tỳ giúp Bán hạ hóa đàm, Sinh khương ôn tỳ giáng nghịch hòa trung.

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng hành khí khai uất, giáng nghịch hóa đàm.

Trong bài dùng bán hạ, hậu phác, bạch linh để giáng nghịch hoá đờm, tía tô, sinh khương để sơ tà tán kết, gia thêm hương phụ, chỉ xác, phật thủ, phúc bồn để tăng thêm hiệu lực; Nếu miệng khô, lưỡi vàng là đờm nhiệt thì bỏ hậu phác, sinh khương gia bối mẫu, qua lâu, hoàng cầm, trúc nhự.

3) Do Ưu uất tổn thần:

Chủ chứng: Tinh thần hoảng hốt không yên, buồn rầu hay khóc, thường thường trầm ngâm, lưỡi nhợt, mạch tế. 

Phân tích: Do ưu uất không được giải dẫn đến tinh thần hoảng hốt không yên, như ăn uống buồn muốn khóc, có lúc trầm ngâm, theo sách Kim quỹ yếu lược nói đó là chứng “tạng táo”, lưỡi nhợt mạch tế là biểu tượng của âm huyết suy kiệt.

Phép chữa: Dưỡng tâm an thần.

Bài thuốc:

 CAM MẠCH ĐẠI TÁO THANG gia giảm:

(Kim quỹ yếu lược):

Cam thảo                 6g

Đại táo                    10g

Tiểu mạch              40g

Cách dùng: và lượng dùng: Thang.

Công dụng: Chữa khóc đêm và co giật.

Giải thích:

Theo Kim quỹ yếu lược, trong phần "Các triệu chứng và trị liệu tạp bệnh của phụ nữ" ở chương 22 có viết: Người phụ nữ mắc chứng tạng táo (hysteria) đôi lúc kêu khóc rất thảm thương, người trông như mỏi mệt vì chuyện gì đó, ngáp vặt liên tục. Những người như vậy nên dùng Cam mạch đại táo thang. Theo các tài liệu tham khảo như Chẩn liệu y điển, Thực tế trị liệu, ... thuốc này có tác dụng làm dịu sự hưng phấn thần kinh, làm dịu những cơn co giật cấp tính. Thuốc trị các chứng hysteria, bệnh múa giật, tâm thần (bệnh buồn, bệnh cuồng loạn, bệnh khóc, bệnh cười), bệnh mộng du, trẻ em khóc đêm, chứng mất ngủ, động kinh, co thắt dạ dày, co thắt tử cung, ho có tính chất co thắt, có cảm giác dị vật ở đầu cuống họng.

Đây là bài thuốc dùng cho phụ nữ và trẻ em, đàn ông dùng ít hiệu nghiệm.

Trong bài dùng các vị ngọt để hoà hoãn và dưỡng tâm nhuận táo, ích tâm an thần. Gia thêm bá tử nhân, táo nhân, bạch linh, hợp hoan bì để tăng thêm sức thuốc. Nếu buồn bực hay cáu gắt, choáng đầu, mất ngủ là tâm can hoả vượng thì gia trân châu, mẫu long xỉ, sinh thiết lạc để an thần chấn tâm.

4) Do Tâm tỳ lưỡng hư:

Chủ chứng: Do lo nghĩ nhiều khiến tâm tỳ đều hư, mất ngủ, hay quên, sắc mặt không tươi, choáng đầu, mệt mỏi, chán ăn, chất lưỡi nhợt, mạch tế.

Phân tích: do tư lự ưu phiền, tâm tỳ đều hư, tâm không, được nuôi dưỡng nên thấy mơ màng, sợ sệt, mất ngủ, hay quên v.v... Tỳ vị là nguồn sinh hoá của khí quyết, tỳ không vận hoá ăn uống kém, nguồn sinh ra khí huyết kém nên mặt nhợt, lưỡi nhợt, mạch tế nhược.

Phép chữa: Kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.

Bài Thuốc sau:

QUI TỲ THANG gia giảm:

(Tế sinh phương)

Nhân sâm              12g

Phục thần               12g

Táo nhân               12 g

Viễn chí                     6g

Hoàng kỳ                12g

Mộc hương               4g

Bạch truật               12g

Nhãn nhục             12g

Đương qui             12g

Chích thảo                4g

Sinh khương         3 lát

Đại táo                 3 quả

Cách dùng: sắc nước uống. Có thể hòa với mật làm thành hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g.

Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.

Giải thích bài thuốc:

Bài này gồm 2 bài "Tứ quân tử thang" và " Đương qui bổ huyết thang" gia Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo là 1 bài thuốc thường dùng để trị chứng tâm tỳ hư tổn. Trong bài:

+Sâm Linh Truật Thảo ( Tứ quân) bổ khí kiện tỳ để sinh huyết là chủ dược.

+Đương qui, Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết.

+Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí dưỡng tâm an thần.

+Mộc hương lý khí ôn tỳ.

+Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ.

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ích khí kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm.

Bài này bổ cả tâm tỳ mà lấy bổ khí huyết là chính, lấy bổ khí huyết để sinh huyết là lấy huyết để dưỡng tâm. Nếu thấy lưỡi đỏ, miệng khô, buồn bực gia sinh địa môn, bạch thược, hoàng liên. Như trên đã nói, nguyên nhân dẫn đến bệnh tình chí có quan hệ đến bệnh điên cuồng, hư, lao v.v... nhưng không thuộc phạm trù này. Ngoài chữa trị bằng thuốc, nhưng yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng nên tĩnh dưỡng tránh suy nghĩ xúc động nhiều, giải quyết vấn đề tư tưởng tốt thì bệnh sẽ khỏi.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP