TRANG CHỦ » BỆNH NỘI KHOA » 1_BÊNH CHỨNG NGOẠI CẢM
Chữa Phát Sốt Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg   Phát nhiệt còn gọi (phát sốt) là một loại bệnh thường thấy ở trên lâm sàng. Nguyên nhân có thể quy nạp làm 2 loại là phát nhiệt do nội thương và phát nhiệt do ngoại cảm: ở đây chỉ giới thiệu bệnh phát nhiệt do nội thương; Còn phát nhiệt do ngoại cảm thì xem ở các mục cảm mạo, phong ôn, thấp ôn v.v..

   Phát nhiệt do nội thương thường sốt liên miên không thành cơn, không sốt cao, nếu có thì thường xuất hiện ở người cơ thể quá yếu hoặc mang bệnh mạn tính. Y học hiện đại cho là thuộc loại bệnh ung thư, bệnh đường máu hoặc do viêm nhiễm dẫn đến sốt cao.

Nguyên nhân và bệnh lý:

1 ) Thể âm hư, bệnh nóng lâu ngày mất máu nhiều hoặc do dùng thuốc nóng, thuốc khô táo nhiều làm cho âm huyết bị suy tổn, dương khí quá mạnh như trong “Thiên điền kinh luật” sách Tố vấn nói “âm hư thì nội nhiệt” như thường thấy trên lâm sàng.

2 ) Do lao động quá sức, ăn uống thất thường, tổn thương tỳ vị, làm cho chính khí bị suy yếu hoặc có uất nhiệt đình trệ đều dẫn đến phát nhiệt (bệnh nóng).

3 ) Lo nghĩ nhiều, lao động trí óc nhiều làm cho can khí không được điều bạt: Ngoài ra do khí trệ, huyết ứ, hoặc huyết ứ đình trệ lại cũng gây nên phát nhiệt.

Biện chứng luận trị:

Đặc điểm của bệnh phát nhiệt do nội thương là loại bệnh mãn tính phát nhiệt mà không sợ lạnh hoặc có sợ lạnh chút ít, được mặc ấm sẽ đỡ. Khi sốt khi giảm, trong người nóng và buồn bực, bứt rứt, nhiệt độ không cao. Cách chữa nên căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh như đã nói ở trên mà dùng thuốc tư âm dưỡng huyết, ích khí ôn dương, sơ can giải uất, tiêu thực trừ ứ và điều hoà vinh vệ, không nên thấy sốt mà phát hãn hoặc dùng quá nhiều thuốc hàn lương.

a )Thế âm hư hoả vượng:

Có các triệu chứng phát sốt về chiều hoặc đêm, lòng bàn chân bàn tay nóng, môi đỏ, miệng khô, họng rát ra mồ hôi trộm, đại tiện khô táo, tiểu tiện vàng ít, lưỡi khô, đỏ hoặc có vằn, nứt, mạch tế sác.

Phân tích: Sốt về chiều và đêm, lòng bàn chân bàn tay nóng là do âm hư sinh nội nhiệt (nóng trong). Do âm hư, hư hoả bốc lên môi và lưỡi đỏ, miệng khô họng rát, buồn bực ít ngủ. Ra mồ hôi trộm là do vinh vệ yếu. Đại tiện khô rắn, tiểu tiện vàng ít đều do âm hư, nội nhiệt, huyết dịch khô thiếu.

Cách chữa: Tư âm, thanh nhiệt.

Thuốc dùng bài sau:

 THANH CốT TÂN THANH CốT TÁN gia giảm:

(Chứng trị chuẩn thằng).

Ngân hoa           14g

Sài hồ                 12g

Hoàng liên         12g

Tần giao             12g

Miết giáp             12g

Địa cốt bì            12g

Thanh cao          12g

Tri mẫu               12g

Cam thảo           12g

Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang

Tác dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt

+Trong bài dùng Miết giáp, Tri mẫu để tư âm;

+Địa cốt bì, thanh cao, hoàng liên để thanh nhiệt.

 +Sinh địa, huyền ẩm, Hà thủ ô để lương huyết (mất máu) và phát huy tác dụng tư âm thanh nhiệt; nếu ít ngủ hồi hộp gia táo nhân, Bá tử nhân, ra mồ hôi trộm gia mẫu lệ, tiểu mạch. Nếu đoản hơi, sức yếu, choáng, mệt mỏi gia sâm tối, mạch môn, ngũ vị.

     b ) Thể khí hư, thiếu máu:

Có các triệu chứng sốt tăng khi người nhọc mệt sốt cao hoặc nhẹ không nhất định; choáng đầu, ra mồ hôi, mệt mỏi, biếng nói, ăn ít, đại tiện nhão, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch nhuyễn nhược.

Phân tích: Do mệt nhọc quá sức, tuỳ khí yếu nên sau khi lao động, sốt tăng; khí huyết đều hư suy nên mệt mỏi, đoản hơn, choáng váng; vệ khí yếu nên đổ mồ hôi và thường hay bị cúm, tỳ hư vận hoả kém nên ăn ít, phân lỏng, sốt lâu, mạch nhuyễn nhược cũng do khí huyết hư tổn.

Cách chữa: ích khí, kiện tỳ, dùng thuốc cam ôn (ngọt, ấm) để trừ nhiệt.

Thuốc dùng bài:

 BỒ TRUNG ÍCH KHÍ THANG gia giảm:

(Tỳ vị luận)

Thành phần:

Hoàng kỳ            20g

Chích thảo            4g

Thăng ma             6g

Đảng sâm          16g

Đương qui         12g

Sài hồ                 10g

Bạch truật           12g

Trần bì                   6g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Điều bổ tỳ vị, thăng dương ích khí.

Giải thích bài thuốc:

Là bài thuốc chủ yếu chữa tỳ vị khí hư hạ hãm, sinh ra triệu chứng sa nội tạng như sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng hoặc chứng tỳ khí hư không nhiếp thống được huyết gây chứng rong kinh ở phụ nữ hoặc kiết lî kéo dài.

Trong bài:

+Hoàng kỳ bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu là chủ dược.

+Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo ích khí bổ tỳ kiện vị.

+Trần bì lý khí hóa trệ.

+Thăng ma, Sài hồ hợp với Sâm Kỳ để ích khí thăng đề.

+Đương qui bổ huyết hòa vinh.

Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu làm cho tỳ vị được cường tráng, trung khí được đầy đủ.

 Hông bụng đầy buồn tà khí hư kèm thấp, gia xương truật, Bạch kinh để kiện tỳ táo thấp.

C ) Thể can kinh uất nhiệt:

Có các triệu chứng: Phát sốt, buồn bực có lúc cáu gắt hoặc tinh thần không được thư thái, hông bụng đầy buồn, miệng đắng lưỡi khô vàng, mạch huyền hoặc sắc.

Phân tích: Do can kinh bị nhiệt uất. Can khí không được thư thái nên phát sốt, buồn bực. Can khí uất kết, khí cơ bị trở ngại nên hay cáu gắt, tinh thần không thoải mái, miệng đắng, mạch huyền v.v...

Cách chữa: Sơ can, thanh nhiệt.

Thuốc dùng: Bài đan chi, tiêu giao tán

TIÊU DAO TÁN gia giảm:

( Hòa tể cục phương )

Thành phần:

Sài hồ                 12g

Đương qui         16g

Bạch thược        18g

Bạch truật           12g

Bạch linh            12g

Chích thảo            6g

Đơn bì                 14g

Chi tử                  12g

Cách dùng: Tất cả tán bột, trộn đều mỗi lần uống với nước Gừng lùi 12g sắc với Bạc hà. Có thể dùng thuốc thang.

Tác dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ, dưỡng huyết, thanh nhiệt.

Giải thích bài thuốc:

+Sài hồ sơ can giải uất là chủ dược.

+Đương qui, Bạch thược bổ huyết dưỡng can, hòa vinh.

+Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ bổ trung.

+Gừng lùi hòa chung dùng với Qui Thược để điều hòa khí huyết, Bạc hà giúp Sài hồ sơ can giải uất.

+ Đơn bì , Chi tử  thanh nhiệt tam tiêu.

 Các vị thuốc hợp lại dùng thành một bài có tác dụng sơ can lý tỳ, hòa vinh dưỡng huyết.

 gia giảm.

Trong bài dùng đan bì, chi tử để thanh uất nhiệt ở Can: Sài hồ, Bạc hà để sơ can giải nhiệt; Quy, thược để dưỡng huyết, nhuận Can. Nếu nóng nhiều, miệng khô, phân táo bón gia hoàng cầm, long đởm, sinh địa. Đau tức vùng hông sườn gia uất kim, xuyên luyện, huyền hồ.

d ) Thế ứ huyết nội kết: (huyết ứ tụ lại bên trong).

Có các triệu chứng: Sốt về chiều hoặc về đêm, miệng khô họng ráo; Bụng chắc, da có đám thâm tím hoặc xuất huyết, sắc mặt vàng xám hoặc xám đen, môi đen, môi lưỡi thâm tía, mạch tế sáp.

Phân tích: ứ huyết và phát nhiệt ở phần huyết nên miệng khô họng rát. Huyết ứ đình trệ ở ngoài nên có chỗ đau, da thâm tím hoặc phát ban. Mặt đen xám, môi lưỡi thâm tía, mạch sáp cũng do ứ huyết bên trong sinh ra.

Cách chữa: Hoạt huyết, khư ứ.

Thuốc dùng bài thuốc sau:

  HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG gia giảm:

(Y lâm cải thác )

Thành phần:

Đương qui         16g

Đào nhân           16g

Chỉ xác                  8g

Sài hồ                 12g

Cát cánh               8g

Ngưu tất             12g

 Đại hoàng         16g

Hồng hoa           12g

Xích thược          12g

Xuyên khung        8g

Cam thảo             4g

Cách dùng: sắc nước uống, ngày chia 2 lần.

Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống.

Giải thích bài thuốc:

+Bài này chủ trị chứng đau tức ngực do huyết ứ khí trệ. Trong bài:

+Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hóa ứ là chủ dược.

+Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết hóa ứ.

+Sinh địa phối hợp Đương qui dưỡng huyết hòa âm.

+Ngưu tất hoạt huyết thông mạch hoạt lạc.

+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

 Sự quan hệ về các nguyên nhân của bệnh phát nhiệt rất khác nhau; hoặc do sự chuyển hoá, hoặc do truyền nhiễm v.v...

 Nếu như ngoại cảm phát nhiệt lâu ngày không khỏi sẽ biến thành nội thương phát nhiệt. Do khí uất phát nhiệt sẽ hao âm tổn dịch. Do ảnh hưởng của khí huyết hư phát nhiệt sẽ hại khí tổn huyết. Do can uất trì trệ phát nhiệt hại phần âm huyết sẽ dẫn đến trưng hà kết tích. Đó là quan điểm về các loại hình phát hiện để tham khảo và xử lý trên lâm sàng.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP