Bệnh Chứng Tỳ Vị

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpegTỳ và vị liền nhau bằng phúc mạc, cùng là biểu lý. Tỳ chủ vận hoá, vị chủ thu nạp, phân bố chất tinh của thủy cốc, thăng thanh giáng trọc, là nguồn gốc của sinh hoá - Lục phủ, ngũ tạng, tứ chi bách cốt đều cần dinh dưỡng, đều có công năng ích khí, thống huyết chủ cơ nhục tứ chi, nên còn gọi là “gốc của hậu thiên”. Nhân tố gây bệnh thường do đói no, mệt mỏi ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thụ thủy cốc, làm ảnh hưởng đến công năng, thu nạp tiêu hoá, thanh lọc vận chuyển và bài tiết. Nếu hàn thấp hại tỳ hoặc thấp nhiệt nội ôn thường là thực chứng. Nếu trung khí yếu hoặc tỳ dương hư suy, thường là hư chứng.

Đặc điểm điều trị bệnh chứng:

Bệnh tỳ thường kèm theo thấp, bất kể chứng hư, thực hàn, nhiệt, đều có thể mắc kèm chứng thấp như đi mưa bị hàn, thấp từ ngoài vào, hoặc ăn nhiều sinh lạnh, trung dương bị hại, thấp sinh ra từ bên trong. Nếu hàn thấp hại tỳ, thì thấy bụng buồn, chán ăn, người nặng, đại tiện sệt, rêu lưỡi trắng nhởn, mạch nhu hoãn, cách chữa nên tán hàn táo thấp. Nếu do ăn uống rượu chè quá độ, ăn nhiều chất béo ngọt gây nên thấp nhiệt nội thịnh thường thấy bụng buồn bực muốn nôn, mạch nhu sác, cách chữa nên thanh nhiệt lợi thấp, tất cả nói trên đều thuộc thực chứng.

Sau khi ốm không được chăm sóc hoặc vì lao lực dẫn đến tỳ vị khí hư, khiến trung khí yếu biểu hiện hơi thở ngắn, mệt mỏi, ăn ít đại tiện lệt sệt, kèm cả lòi dom, lưỡi nhạt, mạch nhu nhược, cách chữa cần bổ trung ích khí. Nếu bệnh lâu không khỏi, tuỳ dương suy nhược biểu hiện bụng đầy hoặc đau, người mệt, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch nhu chậm, cách chữa cần ôn trung kiện tỳ. Tất cả nói trên đều là hư chứng.

Bệnh của tỳ và vị có thể chuyển hoá lẫn nhau, cho nên gọi là “thực thì dương minh, hư thì thái âm”, vị thuộc thực chứng mà dùng thuốc công hạ quá nhiều, tỳ dương thương tổn, có thể chuyển thành hư hàn, nếu tỳ đã khỏi mà ăn uống không thận trọng lại có thể chuyển thành vị thực. Giữa hư và thực cần quan sát kỹ.

Tỳ là nguồn sinh hoá khí huyết. Nếu tỳ bị bệnh lâu không khỏi, tất sẽ ảnh hưởng đến tạng phủ khác, ngược lại tạng khác bị bệnh thường truyền sang tỳ vị. Vì vậy, trong quá trình chữa bệnh nội thương, cần phải quan tâm đến tỳ vị, bồi bổ chính khí để người bệnh dần dần trở lại bình thường.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP