Chữa Đau Bụng Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg    Đau bụng còn gọi phúc thống là loại bệnh thường thấy trên lâm sàng có phạm vi rộng. Trong bụng gồm có: can, đởm, tỳ, thận, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang và gồm các kinh túc thiếu dương, tức dương minh, tam âm, mạch xung nhân, đầy, tuần hành trong vùng bụng. Các tạng phủ và kinh mạch ấy nếu bị ngoại tà xâm phạm hoặc do giun, do ăn uống, do khí huyết ứ trệ v.v... đều gây nên đau bụng. Theo y học hiện đại, bệnh này đều có quan hệ giữa nội và ngoại khoa.

Nguyên nhân và bệnh lý:

Do cảm nhiễm ngoại tà như hàn, nhiệt, thử, thấp khiến công năng vận hoá của tỳ vị thất thường, đình trệ lại khiến khí cơ bị trở ngại không thông gây nên đau bụng.

Bệnh do nhiệt tà gây đau thường thấy nhiều. Do hàn tà không được giải uất lâu thành nhiệt gây đau. Loại này thuộc bệnh thực.

b)Do ăn uống quá độ hoặc bất thường, ăn các chất khó tiêu, ăn nhiều các thứ ngon ngọt, dầu mỡ không tiêu hoá được đình trệ lại hoặc nhiệt kết ở tràng vị, khiến khí không vận hoá lưu thông được đều gây nên đau bụng.

c) Do giun: giun nhiều tích trữ lại lâu quấy nhiễu gây đau. Ngoài ra người vốn tỳ vị yếu, vận hoá kém, lại bị hàn thấp đình trệ, khí huyết không đủ nuôi dưỡng gây đau, hoặc quá lo nghĩ giận khiến can kém điều đạt, khí huyết uất kết, can vị không hoà hoặc viêm túi mật, mật kết sỏi, tắc ống mật v.v... đều gây đau bụng.

Biện chứng điều trị:

Trên lâm sàng cần phân tích điểm đau, tính chất đau, bệnh ở tạng phủ, kinh lạc nào, bệnh thuộc hàn nhiệt, hư, thực v.v... Bệnh thuộc nhiệt thuộc thực thì đau không thể sờ nắn được bệnh thuộc hàn thuộc hư thì ưa xoa bóp. Đau do giun thì đau từng cơn, khi đau, khi khỏi, bụng thường nổi cục đau do khí trệ thì bụng đầy trướng, đau không cố định. Đau do huyết ứ thì đau xoắn như dùi đâm, điểm đau cố định, đau vùng bụng trên phần nhiều thuộc can đởm. Đau vùng bụng dưới phần nhiều thuộc tiểu tràng, thận, bàng quang. Đau vùng giữa phần nhiều thuộc tỳ cụ thể chia các loại hình như sau:

1) Khí trệ:

Bụng đau và đầy trướng. Điểm đau không có cố định, buồn bực ợ hơi, gặp khi tức giận buồn bực thì đau tăng, mạch huyền, lưỡi nhợt.

Phân tích: Khí ưa lưu thông, khí trệ không thông gây đau và đầy. Khí cơ thăng giáng không điều độ nên điểm đau không cố định và buồn bực, ợ hơi, khí ợ được thì khí được thoát nên đỡ đau. Can khí chủ sơ tiết, khi buồn bực tức giận làm can khí uất nên đau tăng, mạch huyền là biểu hiện của can khí không thư thái.

Cách chữa: Sơ can, lý khí.

Thuốc dùng bài: TỨ NGHỊCH TÁN gia giảm:

(Thương hàn luận )

Thành phần:

Sài hồ                       12g

Chích thảo                12g

Chỉ thực                   12g

Thược dược            16g

Cách dùng: lượng bằng nhau.

Tất cả các vị thuốc tán bột mịn làm thuốc tán mỗi lần uống 12 - 16g với nước sôi để nguội. Có thể làm thuốc thang uống liều lượng có gia giảm.

Tác dụng: Sơ can lý khí, hòa vinh tán uất.

Giải thích bài thuốc:

Bài thuốc chủ trị chứng dương khí nội uất do nhiệt nhập vào lý không thông đạt đến tứ chi gây nên chứng quyết nghịch nên có tên là Tứ nghịch tán.

+Sài hồ sơ giải uất kết làm cho dương khí thấu đạt ra ngoài là chủ dược.

+Chỉ thực phối hợp với Sài hồ để thăng thanh giáng trọc.

+Thược dược ích âm hòa lý phối hợp với Chỉ thực có tác dụng sơ thông khí trệ.

+Chích thảo điều hòa trung khí cùng dùng với Thược dược có tác dụng thư cân hòa can.

Trong bài dùng sài hồ để sơ can lý khí cùng chỉ thực để phá trệ, bạch thược để thư can, giảm đau, cam thảo để điều hoà. Nếu đau vùng hông sườn không giảm gia thuyền hồ, xuyên luyện đau nhiều, đại tiện táo bí gia đại hoàng, phác tiêu. Nếu đau mà đi lỏng gia bạch truật, trần bì, mộc hương; ợ hơi, ợ chua gia ngô thù, hoàng liên; đau thắt vùng bụng dưới xuống tiền âm (bộ phận sinh dục) gia hạt vải, hạt quýt, tiểu hồi.

2) Huyết ứ:

Đau dai dẳng, đau kéo dài, đau ngày một tăng, điểm đau cố định, đau không sờ nắn được, lưỡi thâm tím, mạch sáp.

Phân tích: Do đau lâu, điểm đau cố định, huyết ứ trệ nên đau lâu, đau tăng, huyết ứ thuộc thực nên không ưa sờ nắn; chất lưỡi thâm tím, mạch sáp là biểu tượng của ứ huyết.

Cách chữa: Hoạt huyết, khử ứ.

Thuốc dùng bài: THIẾU PHÚC TRỤC Ứ THANG gia giảm:

( Y lâm cải thác )

Thành phần:

Tiểu hồi hương      7 quả

Can khương sao     2sao

Diên hồ sách              4g

Một dược                   4g

Đương qui                12g

Xuyên khung              4g

Nhục quế                    4g

Xích thược                 8g

Bồ hoàng                  12g

Ngũ linh chi sao         8g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: hoạt huyết hóa ứ ôn kinh chỉ thống.

Chủ trị: chứng bụng dưới đau do huyết ứ có hòn cục hoặc không có cục, hoặc có kinh dưới đầy, lưng đau, kinh nguyệt không đều, sắc kinh tím đen hoặc có cục.

Trong bài dùng khung, quy, xích thược, bồ hoàng, ngũ linh, một dược để khử ứ, hoạt huyết, huyền hồ, tiểu hồ để lý khí. Nếu ứ huyết ở bụng dưới thành khối tích gia đào nhân, hồng hoa, hương phụ, chỉ xác.

Bệnh thuộc khí trệ và huyết ứ, xét về bệnh lý thì khí trệ là nhẹ, huyết ứ là nặng, từ khí trệ đến huyết ứ, đã có huyết ứ thì không khỏi khí trệ. Vì thế chữa huyết ứ đều có lý khí để chữa khí trệ, khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết ngưng. Trên lâm sàng ít thấy đơn thuần khí trệ hoặc huyết ngưng nên trong điều trị có thể nặng về lý khí hoặc hoạt huyết theo bệnh tật.

3) Nhiệt chứng: Có hai loại như sau:

a) Thấp nhiệt:

Bụng đau và đầy tức không sờ nắn được, phát sốt, buồn bực, khát nước mà không muốn uống, đại tiện hoặc lỏng, hoặc như kiết, da vàng, rêu lưỡi vàng dầy.

Phân tích: Do thấp nhiệt nung nấu bên ngoài nên phát sốt, thấp nhiệt ủng trệ bên trong nên bụng đau sờ nắn bóp và đại tiện lỏng, lỵ. Thấp nhiệt ở can đởm nên da vàng khát mà không muốn uống do thấp nhiệt trở ngại. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch hoạt sác là do thấp nhiệt thịnh.

Cách chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp.

Thuốc dùng bài sau:

BẠCH ĐẦU ÔNG THANG gia giảm:

( Thương hàn luận)

Thành phần:

Bạch đầu ông  16g

Hoàng bá                 12 g

Hoàng liên                 8 g

Trần bì                      8 g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ.

Nếu thấp nhiệt uất trệ ở Can đởm, da vàng dùng bài sau:

NHÂN TRẦN CAO THANG gia giảm:

(Thương hàn luận)

Thành phần:

Nhân trần cao          24g

Chi tử                       16g

Đại hoàng                   8g

Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần/ngày.

Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp.

 . Nếu bụng đau đầy tức gia huyền hồ, hương phụ, mộc hương. Nhiệt độc cao, phát sốt, khát nước, bụng đau dữ dội gia kim ngân, bồ công anh, bạch linh, đại hoàng. Nhiệt độ ở tâm bào, mơ màng, nói nhảm, dùng bài An doanh ngưu hoàng hoàn gồm vị: Ngưu hoàng, uất kim, tê giác, hoàng liên, chu sa, băng phiến, trân châu, (ngọc trai), sơn chí, hùng hoàng, hoàng cầm, xạ hương.  

b) Bụng Đau Do Nhiệt Kế:

Bụng đau dữ dội, bụng chắc không ấn nắn được, sốt cao, đổ mồ hôi, đại tiện táo kết, tiểu tiện vàng dắt, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hồng sác.

Phân tích: Do nhiệt kết ở bên trong, khí huyết ứ trệ, khí ở lục phủ không gây đau và đau dữ dội đại tiên táo kết. Do nhiêt kết và ứ trê, đại tiểu tiện táo bí và bụng chắc ấn đau phát sốt, mạch hồng sác là do tràng vị thực nhiệt.

Cách chữa: Thanh nhiệt, lợi hạ (lợi đại tiện)

Thuốc dùng bài: ĐẠI HOÀNG MẪU ĐƠN THANG gia giảm:

(Kim quỹ yếu lược )

Thành phần:

Đại hoàng                 12g

Đào nhân                 12g

Mang tiêu                  12g

Mẫu đơn bì               12g

Đông qua nhân        20g

Cách dùng: Đại hoàng cho vào sau, Mang tiêu tán bột mịn cho vào thuốc đã sắc, trộn đều uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa, phá ứ, tán kết, tiêu ung.

Giải thích bài thuốc:

+Đại hoàng thanh nhiệt, giải độc, tả hạ; Đơn bì lương huyết tiêu ứ đều là chủ dược.

+Mang tiêu hợp với Đại hoàng thanh nhiệt giải độc, tả hạ thông tiện.

+Đào nhân hợp với Đơn bì hoạt huyết tán ứ.

+Đông qua nhân tán kết bài nùng.

Trong bài dùng đại hoàng, phác tiêu để thông lợi tiết nhiệt; Đào nhân, đông qua tử để khứ tứ, tán kết, đan bì để lương huyết giải độc, gia hậu phác, chỉ thực để tán kết. Nếu bụng dưới đau, ấn chắc và đau nhói dùng tỏi, phác tiêu, đại hoàng giã nhỏ đắp ngoài. .

4) Hàn chứng:

a) Bụng Đau Do Hàn Thấp.

Sợ lạnh hoặc có sốt, bụng đau gấp từng cơn, không khát nước, tiểu tiện trong, đại tiện nhão hoặc lỏng, bụng buồn bực, người nặng nề, lưỡi trắng nhợt, mạch trầm khẩn.

Phân tích: Bên ngoài bị hàn xâm nên phát sốt, sợ lạnh, hàn thuộc âm tà. Hàn tà truyền vào trong khiến dương khí không được thông, khí huyết bị cản trở đình trệ nên đau gấp, bên trong hàn nên không khát nước tiểu tiện trong, cản trở sự vận hoá của tỳ, vị nên buồn bực, nặng nề, đại tiện lỏng. Lưỡi nhợt, mạch trầm khẩn cũng là biểu tượng của hàn thấp.

Cách chữa: tán hàn, táo thấp, hoá trọc.

Thuốc dùng bài: HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN gia giảm:

( Hòa tể cục phương )

Thành phần:

Hoắc hương             12g

Cát cánh                  12g

Phục linh                  12g

Hậu phác                  10g

Tô diệp                     12g

Bạch truật                12g

Bán hạ khúc             12g

Bạch chỉ                   12g

Đại phúc bì              12g

Trần bì                      12g

Chích thảo                  4g

Cách chế và dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 6 - 12g với nước Gừng và Đại táo. Có thể dùng thuốc thang.

Tác dụng: Giải biểu, hòa trung, lý khí hóa thấp.

Giải thích bài thuốc:

+Hoắc hương tác dụng phương hương hóa thấp, lý khí hòa trung kiêm giải biểu là chủ dược.

+Tô diệp, Bạch chỉ giải biểu tán hàn hóa thấp.

+Hậu phác, Đại phúc bì trừ thấp tiêu trệ.

+Bán hạ khúc, Trần bì lý khí hòa vị, giáng nghịch chỉ ẩu.

+Cát cánh tuyên phế thông lợi thấp trệ.

+Linh, Truật, Thảo, Táo ích khí kiện tỳ giúp vận hóa lợi thấp.

Trong bài dùng hoắc hương, phong hương để hoá trọc; Tử tô bạch chỉ để tán hàn táo thấp; hậu phác, đại phúc bì để táo thấp, trừ đầy trướng; bạch truật, bạch linh để kiện tỳ hoá thấp. Nếu do ăn uống không điều độ, tổn thương tỳ vị sinh ra nôn mửa gia ý dĩ, bạch đậu khấu, sa nhân, biển đậu. Nếu mùa hè bị nhiễm lạnh gia hương nhu.

b)Bụng Đau Do Hư Hàn:

Bụng đau liên miên, lúc tăng lúc giảm, ưa nóng, sợ lạnh, ưa chườm bóp khi đói, khi mệt nhọc, đau nhiều, đại tiện lỏng, mệt mỏi đoản hơi, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Phân tích: Do bệnh thuộc hư hàn đau liên miên ưa chườm bóp, sợ lạnh, tỳ dương hư nên ỉa lỏng, trung khí yếu nên mệt nhọc.

Cách chữa: ích khí, trợ dương, tán hàn.

Thuốc dùng bài: TIỂU KIẾN TRUNG THANG gia giảm:

( Thương hàn luận)

Thành phần:

Bạch thược              16g

Chích thảo                  6g

Quế chi                      8g

Sinh khương            12g

Đường phèn            40g

Đại táo                   4 quả

Cách dùng: sắc nước bỏ bã, cho đường phèn vào uống nóng.

Tác dụng: ôn trung, bổ hư, chỉ thống.

Giải thích bài thuốc:

+Đường phèn có tác dụng bổ trung, Quế chi ôn trung tán hàn: 2 vị hợp lại có tác dụng ôn +Trung bổ hư tán hàn là chủ dược.

+Bạch thược hòa can liễm âm.

+Cam thảo điều trung ích khí.

+Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ.

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng là cho cơ thể âm dương vinh vệ, điều hòa chức năng tỳ vị được hồi phục , khí huyết đầy đủ.

   Nếu hư hàn nặng, đau không giảm gia xuyên tiêu, can khương, cao lương khương, hương phụ để ôn trung, tán hần. Nếu vùng rốn đau thắt, ưa xoa bóp và chườm nóng là thần khí hư hàn gia phụ tử, can khương, hành trang để ôn thận, thông dương. Nếu vùng bụng dưới đau rút, lạnh, lưỡi trắng, mạch trầm là hạ tiêu bị lạnh, can khí không sơ tiết được gia quế, tiểu hồi, trầm hương, ô dược để ôn can, tân hàn. Nếu bụng đau ách tức, nôn mửa là hàn tà ngược lên gia phụ tử, bán hạ, đại táo, gạo tẻ để ôn trung, hoà giáng.

5) Bụng Đau Do Thực Trệ:

Bụng đau đầy sợ xoa nắn, chán ăn, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bí hoặc lỏng, lưỡi nhợt, mạch hoạt thực.

Phân tích: Do thức ăn không tiêu hoá được đình trệ lại nên đau và đầy. Thực trệ là bệnh thuộc thực nên đau mà sợ xoa nắn: Do ăn uống không điều độ gây tổn thương tỳ vị nên chán ăn. Tỳ vị vận hoá kém nên thức ăn không tiêu hoá được gây đau, đầy ợ hơi, ợ chua. Do thức ăn đình tích lại, khiến tỳ khí không thăng, vị khí không giáng nên tức ách, nôn mửa, đại tiện bí hoặc lỏng. Tóm lại là do thực trệ thấp trở, lưỡi nhợt, mạch hoạt cũng là do vậy.

Cách chữa: Hoà trung, tiêu thực.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP