Ho Ra Máu “Khái Huyết”

    Phần huyết dịch không theo sự tuần hoàn bình thường mà đi ngược lên chảy ra mồm ra mũi, đi xuống chảy ra đường đại tiểu tiện hoặc tiết ra bì phu đối với phụ nữ còn có băng huyết thì gọi chung là “Huyết chứng”.

Nhận thức về y học cổ truyền trong thiên quyết, khí sách Linh khu nói: khí ở trung tiêu tiến hoá tinh vi thức ăn thành máu đỏ (tức là huyết) lại nói rằng: “Tâm chủ huyết, can tàng huyết, tỳ nhiếp huyết” (nghĩa là tâm chủ về huyết, can chứa huyết) từ ý nghĩ đó ta thấy rằng huyết dịch là do tinh hoa của thức ăn uống làm ra từ tỳ chứa ở can, giữ ở tâm, vận hành trong kinh mạch của toàn thân, nuôi dưỡng da, thịt, gân cốt, tạng phủ của con người. Nếu âm dương bị thiên lệch, hoặc lao động vất vả nhiều thì huyết trong kinh mạch cũng từ đó suy tổn, gặp nơi bị bệnh huyết sẽ từ đó chảy ra ngoài. Trong thiên “Bách bệnh thuỷ sinh” sách Linh khu nói: Ăn uống quá no, lao động quá sức tổn thương đến mạch lạc; mạch lạc phần dương bị tổn thương thì máu chảy ra đường đại tiểu tiện. Sách Trương thị y thông, từ câu nói trong sách Linh khu cho rằng máu chảy lên trên là thuộc về phế và vị; máu chảy xuống dưới là thuộc đại tiểu tràng và bàng quang, xét về nguồn gốc bệnh hoặc thuộc phủ khí tổn thương đều gây nên bệnh. Điều này nói rõ là bộ vị nào bị bệnh và xuất huyết mà không nên cho rằng huyết ra đường trên là nhất thiết thuộc dương, thuộc phủ, huyết ra đường dưới là nhất thiết thuộc âm thuộc tạng một cách đơn giản và cắt rời.

Phạm trù của bệnh huyết rất rộng, y học hiện đại chia làm hai loại cấp tính và mãn tính ở đây chỉ giới thiệu mấy loại như sau: tiểu tiện ra máu và những loại thường gặp.

Nguyên nhân bệnh lý:

Nguyên nhân của bệnh xuất huyết phần lớn là do hoả thịnh và khí hư. Sách Cảnh nhạc toàn thư nói: “Trạng thái táo động là thuộc hoả, hoả thịnh gây bức bách huyết đi trái đường, huyết thiếu là do khí, khí thiếu thì không giữ được huyết”, Vì khí là thống soái của huyết, huyết theo đó mà chảy ra. Nếu hàn ngưng thì khí trệ,làm cho huyết ứ, trong sách Thiên kim yếu phương cho bệnh này có trường hợp hiệp với hàn và nói “khí hư tán” trên lâm sàng thường thấy bệnh xuất huyết phần nhiều là thuộc nhiệt, thuộc hư hoãn tuy có nhưng ít gặp. Bệnh này có mấy nguyên nhân chính như sau:

1) Do ngoại cảnh phong tà gặp phế táo nhiệt, phong nhiệt mâu thuẫn nhau làm cho phế hoạt động mất bình thường, mạch lạc ở phế bị tổn thương gây nên ho ra máu, chảy máu mũi, như trong sách Lâm chứng chỉ nam nói: “Nếu do nguyên nhân bên ngoài, bệnh này phần nhiều thuộc dương tà làm cho phần âm hư tổn lại càng dễ cảm thụ khí phong nhiệt táo hoả”.

2) Do uống rượu nhiều, ăn nhiều các thứ cay nóng làm cho táo nhiệt chất chứa lâu ngày ở tràng vị hoá hoả nung đốt và gây tổn thương phần huyết lạc mà gây thổ huyết nục huyết v.v... Trong sách lâm chứng chỉ nam nói: rượu và các thứ cay nóng làm hại vị giúp hoả gây động huyết.

3) Do lao động vất vả nhiều hoặc suy nghĩ nhiều tinh thần căng thẳng làm cho can và tỳ bị tổn thương. Nếu lao động vất vả nhiều hại đến tỳ, tỳ không giữ được huyết, lo nghĩ tức giận nhiều hại đến can khiến can hoả phạm đến vị, khiến mạch lạc ở vị bị tổn thương đều gây đến xuất huyết như trên.

4) Do ốm lâu hoặc sau khi nóng sốt cao, làm cho chân âm suy tổn, hư hoả dao động làm cho huyết bức bách dồn xuống dưới, sinh ra đại tiện, tiểu tiện xuất huyết. Hoặc do lo nghĩ lao động quá sức, làm cho tâm hoả vượng thận âm tổn thương, nhiệt dời xuống bàng quang cũng gây nên đái ra máu.

Ngoài ra cũng có khi huyết ứ bên trong hoặc huyết mạch lưu hành không tốt, cũng gây ra xuất huyết. Nếu do ứ huyết thì phải tiêu ứ để sinh huyết mới.

Biện pháp luận trị:

 Ho ra máu (Khái huyết):

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpegKhái huyết do phổi thì máu theo đường khí quản ho ra, hoặc máu tươi, hoặc lẫn đờm, hoặc cùng máu cá cũng có khi không ho mà chỉ khạc ra máu, cách chữa ho ra máu và khạc ra máu giống nhau trên lâm sàng bệnh này thường do phế âm yếu lại cảm phải phong nhiệt, hoặc can hoả phạm vào phế, làm cho ho khạc ra máu, và mặt điều trị chủ yếu là thanh nhiệt, nhuận phế bình can lương huyết và chỉ huyết.

a) Ho do phong nhiệt hại đến phế, khi thấy họng rát, ngứa thì ho và ho ra đờm lẫn huyết, miệng khô, mũi ráo, người nóng hoặc sốt nhẹ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch phù sác.

Phân tích: Do phong nhiệt hại đến phế hoặc mùa thu khô ráo, khí táo nhiệt ảnh hưởng đến phế làm cho phế không được thanh nhuận, hoả và nhiệt hại đến phần âm nên họng khô, họng ngứa ngáy và ho. Do nhiệt làm mạch lạc phần dương gây chảy máu nên ho ra máu. Miệng khô, lưỡi ráo, mũi đỏ là do phong nhiệt bốc lên làm hao tân dịch. Nóng trong sốt nhẹ, lưỡi đỏ rêu vàng mạch phù sác cũng là biểu hiện của phong nhiệt, uất ở phế, khiến phế khí không được tuyên thông.

Cách chữa: Thanh nhiệt nhuận phế, chỉ ho, chỉ huyết.

Thuốc dùng bài sau:

TANG HẠNH THANG gia giảm:

(Ôn bệnh điều biện )

Tang diệp        12g

Sa sâm             16g

Đạm đậu xị     12g

Vỏ lê               12g

Hạnh nhân      12g

Thổ Bối mẫu   12g

Sơn chi bì        12g

Mao căn           14g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Sơ phong nhuận táo, thanh phế chỉ khái, cầm huyết. chủ trị chứng phế âm bị tổn thương do ngoại cảm ôn táo, triệu chứng thường có sốt đau đầu, khát nước, ho khan ít đờm, lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng khô, mạch phù sác.

 Giải thích bài thuốc:

+Tang diệp, Hạnh nhân có tác dụng tuyên phế lý khí. Sa sâm nhuận phế sinh tân là chủ dược.

+Đạm đậu xị giúp Tang diệp thông phế.

+Vỏ Lê giúp Sa sâm nhuận táo.

+Sơn chi bì thanh phế nhiệt.

+Bối mẫu chỉ khái hóa đờm.

+Mao căn cầm huyết

Trong bài dùng tang diệp, hạnh nhân, bối mẫu, để thanh phế chữa ho, sa sâm, vỏ quả lê để nhuận phế, sinh tân dịch, tía tô, chi tử để giải biểu lui nhiệt, cần gia thêm mao căn, đan bì, trắc bách diệp để làm mát máu và cầm máu. Nếu ho ra máu nhiều gia hoàng cầm, tri mẫu, lá tỳ bà diệp.

b) Ho do can hoả, phạm vào phế. Khi ho trong đờm có huyết hoặc huyết tươi, trong ngực có lúc đau tức buồn bực, đại tiện khó, táo, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

Phân tích: Do can hoả bốc lên bức bách đến phế nên gây ho, mạch lạc của can quan hệ đến hông ngực can hoả vượng mạch lại bị ủng trệ nên khi ho đau vùng hông ngực. Do âm hư hoả vượng, nóng đốt mạch lạc phần dương nên khi ho trong đờm có máu hoặc ra máu tươi. Can hoả vượng nên buồn bứt rứt, trong ruột khô nóng nên đại tiện khô táo, lưởi đỏ mạch huyền sác cũng là biểu hiện của âm hư hoả vượng.

Cách chữa: Thanh phế bình can, hoà huyết chỉ huyết.

Thuốc dùng bài:

TẢ BẠCH TÁN gia giảm:

(Tiểu nhi dược chứng trực huyết)

Tang bạch bì     20g

Sinh Cam thảo   8g

Địa cốt bì          20g

Cách dùng: Các vị thuốc trên tán bột mịn cho thêm bột gạo tẻ trộn đều, mỗi lần dùng 8 - 16g, sắc nước uống trước bữa ăn.

Có thể dùng thuốc thang theo liều lượng trên gia giảm.

Tác dụng: Thanh tả phế nhiệt, bình suyễn chỉ khái.

Giải thích bài thuốc:

+Tang bạch bì tả phế nhiệt chỉ khái bình suyễn là chủ dược.

+Địa cốt bì trợ lực thêm tả hỏa ở phế, thoái hư nhiệt.

+Cánh mễ, Cam thảo dưỡng vị hòa trung.

Bốn vị thuốc hợp lại có tác dụng chữa các chứng phế nhiệt có thương âm.

hợp với bài Đại cáp tán gồm có vị: Thanh đại, hải cáp xác, dùng hai bài trên hợp lại có tác dụng thanh phế bình can gia sinh địa, đan bì, hoàng cầm, mao căn, ngó sen là những vị thuốc lương huyết chỉ huyết. Nếu máu ra nhiều ồ ạt là do mạch lạc của phế bị tổn thương nặng gia tam thất tán bột hoà với thuốc uống; nếu hai chân lạnh dùng nước nóng rửa và ủ cho ấm sau đó lấy gừng giềng giã nhỏ bọc vào vải đồ vào gan bàn chân để dẫn hoả, dẫn nhiệt xuống dưới.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP