Chữa Đau Lưng Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg   Đau lưng còn gọi yêu thống nghĩa là nó đau1 bên hoặc 2 bên vùng thắt lưng. Vì vùng này thuộc thận, nó có quan hệ mật thiết với nhau. Bệnh này có nhiều loại như do phong thấp hoặc nửa phong thấp. Do cơ nhục, do xương thịt vùng ấy bị tổn thương v.v...

- Nguyên nhân bệnh lý:

 Do cảm nhiễm bên ngoài như ăn, ở nơi ẩm lạnh lâu ngày, hoặc dầm mưa dầm nước hoặc lao động quá sức đổ mồ hôỉ nhiều, lại bị cảm hàn thấp làm cho kinh mạch bị cản trở. Khí huyết lưu hành không thông. Hoặc bị thấp nhiệt gây trở ngại đến kinh mạch cũng sinh đau. Do trượt ngã tổn thương, làm cho khí trệ huyết ứ trở ngại sự vận hành của khí huyết và kinh lạc không thông. Do lao động vất vả lâu ngày.

 Do sức yếu, tuổi tác già hoặc ốm lâu khiến thận tinh bị suy tổn không đủ nuôi kinh mạch gây nên đau lưng. Trong thiên mạch yếu tinh vi luận sách Tố Vấn nói: “Vùng thắt lưng là phủ của thận, nếu chuyển động không tốt thì do ảnh hưỏng của thận”. Câu này ý nói vùng thắt lưng và thận có quan hệ mật thiết với nhau.

- Biện chứng luận trị:

Bệnh này trong điều trị trên lâm sàng chủ yếu phân biệt làm hai loại: Thực và hư.

Bệnh thuộc thực là do cảm nhiễm, hàn thấp, thấp nhiệt hoặc ứ huyết gây nên.

Bệnh thuộc hư chủ yếu là do thận hư.

Bệnh thuộc thực thì khu tà là chính, bệnh thuộc hư bổ thận là chính.

1) Bệnh thuộc hàn thấp:

Tại vùng lưng đau và lạnh. Cử động, ngồi, cúi rất khó khăn và càng đau nhiều, bệnh ngày một tăng. Tuy được nghỉ ngơi bệnh cũng không đỡ. Gặp khi mưa rét hoặc thay đổi thời tiết thì bệnh tăng lên, rêu lưỡi trắng dầy.

Phân tích: Do hàn thấp gây trở ngại kinh lạc khí huyết không thông. Nếu vùng thắt lưng lạnh và đau, nghỉ ngơi nhưng không giảm, khi thay đổi thời tiết bệnh tăng.

Cách chữa : Khu phong tán hàn, lợi thấp thông kinh lạc.

Trong bài dùng: Độc hoạt, tế tân, phòng phong, quế tâm, thổ linh để khu phong tán hàn lợi thấp. Đương quy, bạch thược, xuyên khung, cam thảo để hoạt huyết thông kinh lạc và chữa đau.Tang ký sinh, đỗ trọng, ngưu tất để giúp thận, nuôi gân có tác dụng nâng đỡ cơ thể và khu tà. Nếu bệnh lâu, sức yếu mới nên dùng sâm thục.

2)  Bệnh thuộc thấp nhiệt.

Thì vùng lưng đau buốt, có cảm giác nóng, nước tiểu vàng rắt. Rêu lưỡi vàng. Mạch hoạt sác.

Phân tích: Do nhiệt ủng trệ kinh lạc nên đau vùng thắt lưng và có cảm giác nóng. Do thấp nhiệt dồn xuống dưới nên tiểu tiện vàng rắt, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hoạt sác cũng là biểu hiện của thấp nhiệt.

Cách chữa: thanh nhiệt lợi thấp:

Thuốc dùng bài sau:

 THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM gia giảm:

(Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)

Thiên ma                  12g

Câu đằng                 16g

Thạch quyết minh   20g (sắc trước)

Chi tử                      12g

Hoàng cầm             12g

Xuyên Ngưu tất        16g

Ích mẫu thảo            16g

Tang ký sinh             20g

Dạ đằng giao            20g

Bạch linh                  20g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Bình can tức phong, tư âm thanh nhiệt.

Trên lâm sàng thường được dùng để chữa chứng huyết cao, đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ hoặc bán thân bất tọa, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

Bài này cũng như bài Linh giác câu đằng thang đều có tác dụng bình can tức phong, nhưng bài Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng thanh nhiệt mạnh hơn, đồng thời dưỡng huyết an thần, còn bài Linh giác câu đằng thang thiên về chống co giật đồng thời có tác dụng hóa đàm thông lạc.

BÁN HẠ BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG gia giảm:

( Y học tâm ngộ )

Bán hạ chế                 8g

Bạch linh                  12g

Bạch truật                12g

Thiên ma                    8g

Quất hồng                  8g

Cam thảo                   4g

Cách dùng: cho thêm Gừng tươi 2 lát, Táo 2 quả sắc nước uống.

Tác dụng: Kiện tỳ, trừ thấp, hóa đờm, tức phong.

Giải thích bài thuốc:

 Bài thuốc này Nhị trần thang gia Bạch truật, Thiên ma, thường dùng để trị chứng phong đàm, đau đầu, chóng mặt.

Dẫn giải bài thuốc:

+Bán hạ, Thiên ma hóa đờm tức phong, trị đau đầu, chóng mặt là chủ dược.

+Bạch truật, Bạch linh kiện tỳ trừ thấp để tiêu đờm.

+Quất hồng lý khí hóa đờm.

+Cam thảo, Sinh khương, Đại táo điều hòa tỳ vị.

 HỮU QUY HOÀN gia giảm:

(Cảnh nhạc toàn thư)

Thục  địa                  32g

Sơn thù                    16g

Bạch linh                  12g

Sơn dược                16g

Trạch tả                    12g

Đơn bì                      12g

Phụ tử                        4g

Nhục quế                    6g

Đỗ trong                   14g

Đương quy               14g

Lộc giác giao            12g

Thổ ty tử                   12g

Cách dùng: Theo tỷ lệ trên tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g, có thể làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Các chứng thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, lão suy. 
Lâm sàng biểu hiện các triệu chứng: sợ lạnh, chân lạnh, hoạt tinh, liệt dương, chân đau, gối mỏi.

QUI TỲ THANG gia giảm:

(Tế sinh phương)

Nhân sâm                12g

Phục thần                 12g

Táo nhân                 12 g

Viễn chí                      6g

Hoàng kỳ                  12g

Mộc hương                4g

Bạch truật                12g

Nhãn nhục                12g

Đương qui                12g

Chích thảo                  4g

Sinh khương           3 lát

Đại táo                   3 quả

Cách dùng: sắc nước uống. Có thể hòa với mật làm thành hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g.

Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.

Giải thích bài thuốc:

Bài này gồm 2 bài "Tứ quân tử thang" và " Đương qui bổ huyết thang" gia Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo là 1 bài thuốc thường dùng để trị chứng tâm tỳ hư tổn. Trong bài:

+Sâm Linh Truật Thảo ( Tứ quân) bổ khí kiện tỳ để sinh huyết là chủ dược.

+Đương qui, Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết.

+Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí dưỡng tâm an thần.

+Mộc hương lý khí ôn tỳ.

+Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ.

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ích khí kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm.

NHỊ DIỆU TÁN gia giảm:

(Đan khê tâm pháp)

Hoàng bá (sao),

Thương truật  lượng bằng nhau.

Cách dùng: Thuốc tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội hoặc làm thuốc thang, tùy tình hình bệnh lý có gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.

Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp.

Giải thích bài thuốc:

+Bài thuốc dùng để chữa chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu.

+Hoàng bá đắng hàn thanh nhiệt.

+Thương truật đắng ôn táo thấp.

Hai vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt táo thấp rất tốt.

Trong bài dùng hoàng bá, xương truật để lợi thấp thanh nhiệt là chính; Phòng kỷ, tì giải để tăng thêm phần lợi thấp; Đương quy, ngưu tất để bổ huyết, hoạt huyết làm giảm đau. Nếu thấp nhiệt nặng thì gia thêm quy bản.

3) Thuộc huyết ứ:

Vùng đau cố định không di chuyển, nhẹ thì ngồi, cúi, cử động khó khăn. Nặng thì đau dữ dội không cử động được, không sờ nắn vào được, loại này phần nhiều thuộc chấn thương lưỡi đỏ tía, mạch tế sác.

Phân tích: Vì ứ huyết gây trở ngại đến khí lạc, khí huyết vận hành không được thông lợi, gây trở ngại đến kinh lạc, khí huyết vận hành không được thông lợi gây đau, sờ nắn vào đau nhiều, lưỡi đỏ tía, mạch sác cũng là do ứ huyết gây nên.

Cách chữa: Hoạt huyết, thông ứ, lý khí trị đau.

Thuốc dùng bài: THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG  gia giảm gồm có vị: Đào nhân, hồng hoa, đương quy, chích cam thảo, ngũ linh chi, chế hương phụ, chích địa long, tần giao, khương hoạt, nhũ hương, can tất.

Nếu gặp lạnh đau nhiều gia khương hoạt, tần giao và gia thêm các vị độc hoạt, uy linh tiên càng tốt,

4) Đau lưng do thận hư:

Vùng ngang thắt lưng đau nhức chính. Chân run, sức yếu, lao động kém, được nghỉ ngơi thì bệnh giảm. Nếu thận dương hư thường đau thắt vùng bụng dưới, sắc mặt nhợt, chân tay mát, lưỡi nhợt. Mạch trầm tế. Nếu thận âm hư, thì buồn bực ít ngủ, miệng khô họng ráo, sắc mặt đỏ, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ mạch tế sác cũng là biểu hiện của âm hư hoả vượng.

Cách chữa: Thuộc dương hư thì bổ thận trợ dương thuộc âm hư thì bổ thận tư âm.

Thuốc dùng: thuộc dương hư dùng bài sau:

HỮU QUY HOÀN gia giảm:

(Cảnh nhạc toàn thư)

Thục  địa                 32g

Sơn thù                    16g

Bạch linh                  12g

Sơn dược                16g

Trạch tả                   12g

Đơn bì                      12g

Phụ tử                       4g

Nhục quế                    6g

Đỗ trong                   14g

Đương quy               14g

Lộc giác giao            12g

Thổ ty tử                   12g

Cách dùng: Theo tỷ lệ trên tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g, có thể làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Các chứng thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, lão suy. 
Lâm sàng biểu hiện các triệu chứng: sợ lạnh, chân lạnh, hoạt tinh, liệt dương, chân đau, gối mỏi.

 Thuộc âm hư dùng bài Tả quy hoàn  gồm các vị: Sinh địa, sơn dược, sơn thù, thỏ ti, câu kỹ, tử ngưu tất, lộc giác giao, quy bản giao.

Nếu đau lâu ngày không khỏi không thuộc âm hư hoặc dương hư mà do thận hư là chính. Dùng bài Thanh nga hoàn gồm các vị: Bổ cốt chỉ, đỗ trọng, hồ đào nhục, đại toái đầu (tỏi) để bổ thận chữa đau.

Tóm lại bệnh lưng do thận hư là chính. Đồng thời cũng do cảm nhiễm bên ngoài hoặc trượt ngã gây nên. Như trong thiên “Chứng trị chuẩn thằng” nói: “Bệnh này ngoài thận hư là chính ra, còn do phong, thấp, hàn, nhiệt, trật ngã, ứ huyết trệ khí, đờm tích. Cho nên trên lâm sàng cần phải phân biệt và có phương pháp điều trị sát đúng”.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP