TRANG CHỦ » BỆNH NỘI KHOA » 3_BỆNH GAN_MẬT TUY
Chữa Viêm Gan Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg   Viêm gan, xơ gan là loại bệnh mạn tính, trong phạm vi rộng gồm có viêm gan mạn tính, cấp tính. Chủ yếu là viêm gan mãn. Tổ chức tế bào gan biến tính hoại tử rồi tái sinh và ngược lại dần dần dẫn tới can ngạnh hoá. Trên lâm sàng biểu hiện cơ năng gan giảm tĩnh mạch cửa tăng cao làm cho tỳ thũng đại (lách sưng), giãn tĩnh mạch cửa (bụng ngực nổi gần xanh) rồi vỡ tĩnh mạch và hôn mê gan.

Xem xét về nguồn gốc của bệnh này, theo Y Học Cổ Truyền đó là các loại “cổ trướng” “đơn phức trướng” “Trưng hà tích tụ” v.v...Trong sách vở xưa cũng nói rõ như sách Linh khu trong thiên thủng trướng nói: “Bụng căng trướng, toàn thân phù to, sác vàng, bụng nổi gân xanh”.

Sách Cảnh Nhạc Toàn như trong thiên cổ trướng nói: “Do uống rượu nhiều sẽ thành thũng cổ” sách Y môn pháp luật nói: Hình thành phúc trướng là trưng hà, tích khối, bẫy khối đều là nguồn gốc của bệnh cổ trướng. Bệnh nhiều năm tháng làm cho bụng to tướng gọi là “Đơn phúc trướng”, sách Trương thị y thông nói: Gan làm cho tiêu hoá kém và xuất hiện. Từ đó thấy y học cổ truyền nhận thức bệnh này khá toàn diện.

Nguyên nhân bệnh lý:

   Y học cổ truyền cho can ngạch hoá có liên quan đến ba tạng là can, tỳ, thận song chủ yếu là do khí trệ huyết ứ, thủy thấp đình trệ lâu ngày làm cho thận âm dương đều khuy tổn.

   Bệnh này phần nhiều do hoàng đản (vàng da) tích tụ lâu ngày chuyển biến gây nên, vì hoàng đản có quan hệ mật thiết với can, can có chức năng tàng huyết, ưa điều tiết, bệnh lâu chức năng này mất đi, can khí phạm vào tỳ khiến can tỳ bất hoà, tỳ vị hư yếu nên hông bụng căng đau ăn ít, tiêu hoá kém, đầy hơi, nôn mửa, ỉa lỏng. Theo nguyên nhân lý khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết ngưng, do khí trệ lâu hình thành huyết ứ cho nên trên lâm sàng thấy bụng to căng trướng, đau ở điểm cố định, môi lưỡi thâm xám đó là biểu hiện của huyết ứ. Hoặc cho ăn uống không điều độ, uống rượu quá nhiều làm tổn thương tỳ vị làm chức năng hoạt động của tỳ vị yếu đi không thu nạp và vận hoá thức ăn được để nuôi cơ thể mà gây nên bệnh.

   Bệnh phát triển thời kỳ cuối sẽ ảnh hưởng đến thận làm bệnh thêm nặng. Thận bị thương tổn, dương khí yếu đi thủy thấp tràn lên làm cho bụng thêm căng trướng.

Tóm lại thời kỳ đầu của can ngạnh hoá là do can tỳ khí trệ huyết ứ, đến khi bụng trướng do khí huyết ngưng trệ làm cản trở mạch lạc của tỳ, thủy thấp đình trệ, đó là biểu hiện “gốc hư ngọn thực”. Đến thời kỳ cuối ảnh hưởng đến thận cho tỳ thận dương hư và can thận âm hư.

Chứng bệnh chủ yếu của can ngạnh hoá là phúc thủy (bụng to đày nước), can tỳ thủy đại (gan lách sưng to) và tĩnh mạch khúc trương (giãn tĩnh mạch).

1. Viêm gan do phúc thủy: (bụng to đầy nước).

Do tỳ vị vận hành kém nên thấp thủy trở ngại bên trong dần dần thành phúc thủy. Từ đó khiến tỳ mất công năng vận hoá và can mất chức năng điều tiết kèm theo ăn uống thất thường, uống rượu nhiều làm tổn thương tỳ vị hoặc do giun làm hại can tỳ vị hoặc tỳ vị vốn yếu, vận hoá kém làm cho thận dương cùng kém không làm ấm bên trong.

Phúc thủy trước hết phải phân biệt thực hư, thời kỳ đầu thuộc thực, thời kỳ cuối do khí trệ huyết ứ thuộc hư. Đặc điểm khí trệ là hông bụng đầy trướng căng đau, sau khi ăn đau nhiều. Huyết ứ thì sắc mặt sạm đen, nếu có thấp trở thì người nặng nề, mỏi mệt, chán ăn. Nếu có nhiệt uất thì họng khô miệng ráo, buồn bực, tiêu ngắn dắt đại tiện bí hoặc không thông. Bệnh ở thời kỳ cuối là thuộc hư, chủ yếu ở tạng can tỳ, thận dương hư. Nếu là can thận âm hư thì biểu hiện sốt nhẹ về chiều, bụng ậm cạch căng tức, đai tiện bí, tiểu tiện xẻn.

2) Viêm gan do can tỳ thủy đại (gan lách sưng to).

Y học cổ truyền cho là trưng hà (bẫy khối) đều thuộc bệnh hữu hình, nguyên nhân sinh ra là huyết ứ, huyết ứ lại do khí trệ, cùng có trường hợp do khí hư, dương hư.

Can uất khí trệ là do khí không hành làm cho huyết ứ trên lâm sàng biểu hiện mắt trắng nhợt, mệt mỏi, thở ngắn, ỉa lỏng là tỳ thận dương hư.

3) Viêm gan do tỉnh mạch khúc trương (giãn tĩnh mạch).

Y học cổ truyền gọi là phúc trương nổi gân xanh đó là do huyết ứ âm hư. Âm hư là gan thâm vì can tàng huyết không đủ huyết để dưỡng can làm huyết không vận hành vào mạch lạc. Như sách Trương thị y thông nói: “Súc huyết thành trướng, tích trệ thành cổ”.

1- Biện pháp điều trị: Căn cứ bệnh tình nặng nhẹ và quá trình phát triển, khái niệm là khí trệ huyết trở, nhiệt uất huyết ứ, tỳ thận dương hư và can thận âm hư. Cách chữa bài thuốc theo mục cổ trướng đã nói ở trên.

2-  chữa gan bằng thuốc nam:

Bài 1:

Nhân trần                   20g

Cỏ mực                       12g

Diệp hạ châu               16g

Hoàng kỳ                     14g

Sài hồ                          12g

Quả dứa                      20g

Ngưu tất nam              14g

Vỏ bưởi                       14g

Cam thảo                      4g

Cách dùng: sắc uống:

Tác dụng: mát gan, thanh thấp, kiện tỳ, dưỡng huyết. Trị các bệnh về gan, yếu gan, viêm gan vàng da, men gan tăng.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP