Đông y Chữa Kinh Giãn (đờm rãi có khi hôn mê…)

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg    Kinh giãn là một loại bệnh phát lâu ngày, khi phát thì thần chí hôn mê, chân tay run rẩy, đờm rãi sặc sụa. Lại có loại “điên giãn” và “dương giãn phong”. Sách Y biển nói: Bệnh giãn, khí phất thì hôn mê không biết gì ngã quay, cắn răng, đờm rãi kéo lên sặc sụa, nặng thì chân tay run rẩy co cứng, mắt trợn trừng, họng kêu như tiếng súc vật, khi hết cơn người sẽ trở lại bình thường.

Y học hiện đại cũng gọi bệnh này là kinh giãn. Chia làm hai loại hình lớn là nguyên phát và kết phát, nguyên nhân của nguyên phát thì không rõ ràng, có quan hệ đến di truyền. Kết phát thường có quan hệ đến não, viêm màng não và tổn thương sọ não.

Nguyên nhân bệnh lý:

Bệnh này do yếu tố tinh thần là chính. Ăn uống và điều dưỡng không bình thường tạo thành sự không bình thường của tạng phủ dẫn đến tích đờm nội phong gây nên. Sách Lâm chứng chí nam nói: Bệnh kinh giãn hoặc do kinh sợ hoặc do ăn uống không điều độ, hoặc các triệu chứng của bệnh giãn khí lên cơn là: Đờm tích, quyết khí nội phong, ngã ngất, khi ấy chỉ chờ cho tỉnh, người sẽ trở lại bình thường.

Tạng phủ mất điều độ chủ yếu ở can, tỳ, thận và ảnh hưởng đến tâm mới lên cơn. Kinh sợ hại đến Can Thận, Can Thận yếu không liễm được dương nên sinh nhiệt. Can phong nội động lại do nhiệt nung nấu tâm dịch thành đờm. Hoặc do ăn uống không điều độ gây tổn thương tỳ vị dẫn đến chất tinh hoa không đủ, đờm trọc tụ lại, gây tổn thương tỳ vị dẫn đến chất tinh hoa không đủ đờm trọc tụ lại. Đó là cơ sở gây bệnh giãn. Gặp khi tình chí uất kết hoặc làm lụng quá sức dẫn đến khí nghịch hoặc can phong hiệp đờm nhiễu lên làm trở ngại kinh lạc và tâm khiếu, đột nhiên ngã quay đó là giãn. Nếu do nhân tố tiên thiên gây bệnh thì phát nhiều ở lứa tuổi nhi đồng.

-Biện pháp điều trị:

Giãn chứng tuy có nhiều chứng hậu điển hình và bệnh tình có chỗ khác nhau như thời gian phát bệnh nhanh chậm, có khi cách một vài ngày, có khi hàng tuần, nửa tháng, vài tháng và khi phát cũng nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ thì lên cơn thoáng qua như run rẩy đờm rãi kéo lên, mê man bất tỉnh, khi tỉnh thì đau đầu mệt mỏi, hại đến chính khí. Nếu tái phát nhiều lần, chính khí dần suy, đờm trọc không hoá, cơn càng lên nhanh lại làm hại đến chính khí. Đó là nhân quả của bệnh này.

Về mặt điều trị nên phân mãn và cấp, gốc và ngọn. Khi bệnh phát cần tẩy đờm, tức phong, định giãn, khai khiếu, khi bệnh phát cho uống thuốc khó khăn nên cho uống sau khi bệnh tỉnh và nắm quy luật của bệnh khi phát. Trong điều trị có thể dùng châm để cứu tỉnh. Phương pháp điều trị chủ yếu là kiện tỳ, hoá đờm, sơ can giải uất và điều bổ khí huyết, dưỡng tâm thận và chữa tận gốc. Ngoài ra cần chú ý các mặt như tinh thần, ăn uống, lao động v.v...

Bệnh giãn chia làm mấy loại sau:

1) Kinh giãn do can phong đờm trọc.

- Chủ chứng: Trước khi bệnh phát thường thấy chóng mặt, đau đầu, hông ngực đầy tức, buồn bực, nghiến răng, trợn mắt, chân tay run giật, đờm rãi kéo lên thở khò khè, có lúc hôn mê, lưỡi nhợt, mạch huyền hoạt.

Phân tích: Chóng mặt, đau đầu buồn bực là do phong đờm bốc lên, can phong nội động, động đến phong đờm, phong đờm bốc lên, tâm thần bị che lấp gây nên cơn giãn. Can uất thì tỳ không kiện vận đờm sinh ra, phong kéo lên làm đờm rãi sặc sụa. Lưỡi nhợt mạch huyền hoạt là biểu tượng của can hoả vượng hiệp đờm trọc.

Phép chữa: Tức phong tẩy đờm, chấn tâm khai khiếu.

Bài thuốc: ĐINH GIÃN HOÀN  (Y học tâm ngộ): gồm có vị: Thiên ma, bối mẫu, đởm tinh, bán hạ, trần bì, phục linh, phục thần, đan sâm, mạch môn, thạch xương bồ, viễn chí, toàn yết, cương tằm, hổ phách, chu sa, trúc lịch, khương trấp, cam thảo.

Trong bài dùng trúc lịch, nam tinh, xương bồ, bán hạ để tẩy đờm (khoát đờm) khai khiếu, thiên ma, toàn yết, khương tàm để bình can tức phong. Hổ phác, thần sa, phục thần, viễn chí để an thần, trước khi phát dùng thuốc sắc, sau khi phát dùng thuốc viên (cũng trong bài này).

2) Kinh giãn do can hoả đờm nhiệt:

Chủ chứng: Khi phát chứng trạng cũng như trên, ngày thường tính nóng nảy, hay cáu gắt, ít ngủ, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

Phân tích: Can hoả bốc lên, hoả động sinh phong, thiêu đốt tân dịch, kết lại thành đờm, phong động đờm bốc, tâm khiếu bị tắc thì hôn mê co giật. Can khí vượng thì tính tình nóng nảy, hoả quấy tâm thần thì tâm phiền mất ngủ. Lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác đều là can hoả, đờm nhiệt quá mạnh gây nên.

Cách chữa: Thanh can tả hoả, hoà đàm khai khiếu.

Bài thuốc

LONG ĐỞM TẢ CAN THANG gia giảm:

(Cố kim y phương tập thành )

Long đởm thảo            12g

Hoàng cầm                   8g

Trạch tả                         8g

Mộc thông                     8g

Đương quy                    8g

Cam thảo                      2g

Chi tử                             12g

Xa tiền tử                       6g

Sài hồ                            8g

Sinh địa hoàng            8g

Cách dùng: sắc nước uống 2 lần trong ngày.

Tác dụng: Thanh can đởm kinh thấp nhiệt.

Giải thích bài thuốc:

+Long đởm thảo có tác dụng thanh can đởm thực hỏa, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu là chủ dược.

+Hoàng cầm, Chi tử hổ trợ thêm tác dụng thanh can đởm thực hỏa.

+Trạch tả, Xa tiền tử, Mộc thông thanh lợi thấp nhiệt.

+Đương quy, Sinh địa hoàng dưỡng âm huyết hòa can, dụng ý trong phối hợp thuốc trong tả có bổ để cho tả hỏa không có hại cho chân âm.

3) Kinh giãn do can thận âm hư:

Chủ chứng: Ngủ không yên, trí nhớ kém, lưng đau, chóng mặt, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phân tích: Can thận âm hư, can dương bốc mạnh, khuấy động tâm thần nên ngủ không yên, thận hư tinh thiếu, não thiếu bồi dưỡng nên trí kém, lưng đau, chóng mặt. Âm dịch thiếu, đại tràng không nhuận nên đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, mạch tế sác đều do âm hư nội nhiệt gây nên.

Cách chữa: Bồi bổ can thận, giữ dương an thần.

Thuốc dùng bài sau:

 ĐẠI BỔ NGUYÊN TIỄN gia giảm:

(Cảnh Nhạc Toàn Thư)

Thành phần:

Nhân sâm                     14g

Sơn dược                      16g

Thục địa                        32g

Sơn thù                          16g

Trạch tả                         12g

Phục linh                       12g

Đơn bì                            12g

Cẩu kỷ                            12g

Đỗ trong                        14g

Cách dùng: Sắc nước uống.

Công dụng: bổ ích khí huyết, cứu bản bồi nguyên, trị liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng.  hợp với bài Kim toả cố tinh hoàn. Nếu thận âm yếu gia sinh địa, mạch môn. Thận dương yếu gia ba kích, toả dương.

4) Kinh giãn do tỳ vị hư nhược.

Chủ chứng: Người mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, sắc mặt nhợt, người gầy, đại tiện lệt sệt, lưỡi nhạt, mạch nhu tế.

Phân tích: Tỳ vị hư nhược không vận hoá được thủy cốc để sinh khí huyết nên sắc mặt nhợt, mệt mỏi gầy mòn. Tỳ không vận động đều, vị không hoà giáng nên buồn lợm muốn nôn, đại tiện lệt sệt, lưỡi nhạt, mạch nhu tế do khí huyết đều suy gây nên.

Cách chữa: Kiện tỳ hoà đàm, ích khí dưỡng tâm.

Bài thuốc:

 LỤC QUÂN TỬ THANG gia giảm:

(Trần Sư Văn)

Nhân sâm                     8g 
Bạch linh                       8g 
Bạch truật                      8g 
Bán hạ                           8g 
Trần bì                           8g 
Cam thảo                      4g
Cách dùng: Sắc uống

Tác dụng trị:Kiện tỳ, bổ khí, hòa trung, hóa đờm, trị biếng ăn, đầy ứ vùng bao tử, lồng ngực, hoặc bụng trướng, nôn mửa, đại tiện lỏng, tiếng nói yếu, viêm khí quản mạn

. Đại tiện lỏng gia biển đậu, ý dĩ để kiện tỳ hoá thấp. Ăn không biết ngon gia thần khúc, mạch nha để giúp vị tiêu thực. Buồn lợm muốn nôn gia trúc nhự, chỉ xác để hoà vị ngừng nôn. Mặt nhợt mệt mỏi lâu ngày cần bổ tinh huyết nên uống HÀ SAO ĐẠI TẠO HOÀN gia giảm gồm có vị: Tử hà xa, nhân sâm, sinh địa, đỗ trọng, mạch môn, thiên môn, quy bản hoàng bá, phục linh, ngưu tất.

Chứng kinh giãn chia ra hư và thực. Bệnh phát mạnh thường thuộc dương , cách chữa nên tiềm dương tức phong, lợi đờm khai khiếu, bệnh lâu thường hư thuộc âm, cách chữa cần bồi bổ can thận, kiện tỳ hoá đàm, dưỡng tâm an thần.

Có nhiều cách chữa chứng kinh giãn, xin giới thiệu mấy loại thuốc chế sẵn sau đây.

1. Chữa chứng can phong đờm trọc.

a) Mỗi ngày tiêm 2 gam nhau thai, tiêm bắp.

b) Uống Long giác hoàn: Mã tiền (chế) 2 cân, địa long 2 cân, tạo giác 1/2 cân, nghiền nhỏ viên với mật ong mỗi viên 3 nhân, người lớn ngày 2 viên, tiêu với nước muối nhạt.

2- Chữa chứng can hoả đờm nhiệt:

Thuốc uống: Trị giãn hoàn. Người lớn mỗi lần một viên, mỗi ngày 2 viên.

Bài thuốc: Tạo phần 2 cân (sao đỏ) phán chỉ 1 cân (sao đen), ruột cá gáy 2 cân, chu sa l/2cân, nghiền nhỏ viên mật ong, mỗi viên 3 phân, người lớn uống mỗi lần 1 viên ngày 2 lần, tiêu với nước. Sau khi uống đại tiện phân đen.

Bài thuốc : Kinh giãn hoàn (các loại bệnh đều có thể dùng):

Thủ cung 300 sợi, uất kim 10 cân, bán hạ 10 cân, giả thạch 3 cân, phèn chua 5 cân, nhau thai 5 cân, bồ kết 2 cân, chu sa 1 cân, nghiền nhỏ viên với nước bột to bằng hạt đậu xanh. Người lớn mỗi lần 1 đồng cân ngày uống 3 lần tiêu với nước.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP