Chữa Trúng Phong " Tai Biến não" Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg    Trúng phong bệnh thường phát nhanh, biến hoá nhiều, chóng mặt ngã quay. Bệnh này đột nhiên ngất ngã không biết gì hoặc đột nhiên méo mồm mặt xếch, liệt nửa người, nói ngọng. Trong thương hàn luận nói trúng phong biểu hiện sốt cao, sợ gió, đổ mồ hôi, mạch phù hoãn là do phong tà xâm nhập ở biểu không thuộc loại bệnh nói ở đây.

Học thuyết về nguyên nhân trúng phong nhận thức qua các thời đại thường không giống nhau. Từ thời Hán Đường về trước có lập luận “Nội hư tà trùng” trong Linh khu: “thích tiết trân tà thiên” nói: Hư tà xâm nhập nửa người, đi vào sâu trú ở vinh vệ, vinh vệ yếu thì chân khí mất còn mình tà ở lại trở thành khô cứng nửa người. Kim quỹ yếu lược nói: “Kinh mạch hư không” phong tà thừa cơ xâm nhập. Tùy theo bệnh nặng nhẹ mà biểu hiện chứng hậu ở kinh lạc, tạng phủ ở thời kỳ này thường mới là ngoại phong, từ thời Hán Đường về saụ, “Hà gian lục thư” chủ trương “Tâm hoả cực mạch”. “Đông Đán thập thư” cho rằng “chính khí tụ hư”. Đan khê tâm pháp thì chủ trương do thấp đàm sinh nhiệt gây nên, đều coi trọng lập luận nhân tố nội tại.

Trúng phong theo y học hiện đại gồm các chứng chảy máu não, tắc máu não, ứ máu não gây nên.

Nguyên nhân bệnh lý:

Bệnh này phần nhiều do chính khí nội hư, can phong nội động thuộc nhân tố nội tạng gây nên, trên thực tế lâm sàng thường thấy do nội phong gây nên, còn do ngoại phong rất ít thấy cho nên bệnh này lấy nội phong là chính, nhân tố bên ngoài là phụ, nguyên nhân bên trong là nhân tố quyết định.

Từ lâm sàng quan sát và phân tích, bệnh trúng phong thường do mấy trường hợp sau đây:

1) Tình chí tổn thương, sinh hoạt mất bình thường, âm dương trong người rối loạn, đặc biệt thận âm thiếu không chuyển lên tim được. Tâm hoả bốc mạch, can không được nuôi dưỡng, dưỡng bốc lên trên, cuối cùng can phong bạo phát, máu dâng lên trên thành ra bệnh này.

2) Ăn uống không điều độ, lao lực quá sức, tỳ không kiện vận, thấp tụ sinh đờm, đờm uất hoá nhiệt, can phong cùng đờm quấy nhiễu bên trên, che kín thanh khiếu xuyên vào kinh lạc mà đột nhiên phát bệnh.

3) Môi trường khác nhau, cũng có thể do kinh lạc hư trống, phong tà xâm nhập gây nên. Do người vốn âm hư, dương cang, đờm trọc quá thịnh lại thêm ngoại cảm phong tà thúc đẩy nội phong mà gây bệnh.

Tóm lại: Phong (lấy can phong là chính) hoả (tâm hoả, can hoả) đàm (thấp đàm, phong đàm) khí (khí hư khí nghịch) huyết (huyết ứ) ảnh hưởng lẫn nhau, cho nên trong hoàn cảnh nhất định, bệnh trúng phong có thể xảy ra.

Điều trị: Trúng phong thuộc chứng gốc hư ngọn thực về ngọn do phong hoả đàm thấp cực mạnh, khí huyết uất trở, về nặng nhẹ khác nhau, bệnh hoãn cấp bách khác nhau lúc điều trị cần nên chú ý, trên lâm sàng thường chia trúng phong thành hai loại. Trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ. Trúng phong kinh lạc thường do thần chí biến động nên bệnh nhẹ, trúng phong tạng phủ do thần chí mờ mịt mà bệnh nặng.

A - TRÚNG PHONG KINH LẠC:

1) Mạch lạc hư trống phong tà xâm nhập.

Chủ chứng: Đột nhiên mồm méo mắt xếch, da dẻ tê dại nói ngọng, miệng chảy dãi, có thể bị liệt nửa người. Hoặc thêm sợ rét, phát sốt, tay chân co lại, khớp xương đau nhức. Lưỡi rêu trắng, mạch huyền tế hoặc phù sác.

Phân tích: Do chính khí yếu, mạch lạc hư trống, phòng vệ bên ngoài không chặt chẽ, phong tà nhập vào mạch lạc, khí huyết bị ngưng trở nên mồm méo mắt xếch. Sợ rét phát sốt, tay chân co, khớp xương đau nhức, mạch phù là phong tà xâm nhập, chính và tà tranh chấp nên có chứng bệnh ở biểu. Bệnh ở biểu có thể cùng xuất hiện với bệnh trạng nói trên, cũng có thể biểu chứng có trước sau mới méo mồm xếch mắt. Thường thì phong tà nhập vào kinh lạc bệnh nhẹ ít khi bị liệt nửa người, chủ yếu biểu hiện ở miệng, mặt, mắt, có lúc cũng tê. Nếu tất cả kinh lạc đều trúng phong tà thì bệnh nặng có thể bị liệt nửa người.

Cách chữa: Khử phong, thông lạc, hoạt huyết hoà vinh.

Bài thuốc: KHIếN CHÍNH TÁN gồm các vị: Bạch phụ tử, cương tằm, toàn yết.

 gia vị. Các vị bạch cương tàm, bạch phụ tử, toàn yết khử phong  thông lạc, gia kinh giới, phòng phong, bạch chỉ tán phong khử tà, hồng hoa hoạt huyết hoá ứ.

Có biểu chứng mà nửa người tê liệt thì dùng bài TẦN CỬU THANG gia giảm gồm có vị: . Đại tần cửu thang (Bảo mệnh tập): Tầm cửu, cam thảo, đương quy, khương hoạt, phòng phong, bạch chỉ, thục địa, phục linh, thạch cao, xuyên khung, thược dược, độc hoạt, hoàng cầm, sinh địa, bạch truật, tế tân.

 Đại sài hồ thang (thương hàn luận):

Dùng tần cửu, khương hoạt, phòng phong, bạch chỉ để giải biểu tán phong, bạch phụ tử, toàn yết khử phong đàm, thông kinh lạc, đương quy, xuyên khung, xích thược dưỡng huyết, hoạt huyết, tế tân, khu phong tà, nếu sốt gia hoàng cầm, thạch cao sống, nếu ở cổ thấy tê cứng gia cát căn, quế chi nếu phong nhiệt thuộc biểu chứng có thể bỏ khương hoạt, phòng phong, đương quy, gia bạc hà, cửu hoa, lá dâu. Bã thuốc có thể cho vào túi vải đắp nóng vào chỗ đau.

2. Can thận âm hừ, phong đàm, quấy nhiễu.

Chủ chứng: Bình thường đau đầu chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít mơ nhiều, tự nhiên thấy cứng lưỡi không nói được, méo mồm xếch mắt, liệt nửa người, rêu lưỡi đỏ nhờn, mạch huyền hoạt hoặc huyền tế mà sác.

Phân tích: Do can thận âm hư, can dương bốc mạnh, âm dương không cân bằng, huyết dâng khí nghịch, tạo nên chứng trên thịnh dưới hư nên đau đầu chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ngủ ít mơ nhiều. Can dương bốc nên can phong động, phong hiệp đờm quấy nhiễu bên trên, phong đàm chạy vào kinh lạc cho nên tự nhiên cứng lưỡi không nói được, mồm méo, xếch mắt, liệt nửa người, rêu lưỡi đỏ nhờn, mạch huyền hoạt hoặc huyền tế mà sác. Xét về mạch: huyền chủ can phong, hoạt chủ đàm thấp, huyền tế mà sác là can thận âm hư mà sinh nội nhiệt, nhiệt động can phong. Lưỡi đỏ là âm hư, rêu lưỡi nhờn là có cả đàm thấp.

Cách chữa: Dương âm nuôi dưỡng, trấn can tức phong.

Bài thuốc: Dùng TRẤN CAN TỨC PHONG THANG gia giảm gồm các vị Ngưu tất, long cốt, bạch thược, thiên môn, mạch nha, giả thạch, mẫu lệ, huyền sâm, xuyên luyện tử, thanh cao, cam thảo.

Trong bài dùng bạch thược, huyền sâm gia quy bản để dưỡng âm của can thận. Long cốt, mẫu lệ đại gia thạch trần can nuôi dưỡng, lại dùng nhiều ngưu tất để dẫn khí huyết đi xuống, gia câu đằng, cúc hoa để tức phong thanh nhiệt, đờm thịnh có thể bỏ quy bản gia đởm tinh, trúc lịch, trong tim phiền nhiệt gia hoàng cầm, thạch cao sống, đầu đau nhiều gia thạch quyết minh, hạ khô thảo. Ngoài ra còn có thể gia các vị thông khiếu hoạt lạc như xương bồ, viễn chí, địa long, hồng hoa, kê huyết đằng, rêu lưỡi trắng dầy nhờn thì nên giảm bớt thuốc dưỡng âm.

B- TRÚNG PHONG TẠNG PHỦ:

Biểu hiện chủ yếu của trúng phong tạng là đột nhiên hôn mê bất tỉnh, chia ra 2 loại bế chứng và thoát chứng. Bế chứng là thực nội, bế thuộc thực chứng, cần gấp khử tà, thoát chứng là dương khí muốn thoát thuộc hư chứng phải gấp phù chính cứu thoát. Bế chứng, thoát chứng đều là bệnh nguy cấp, cách chữa khác nhau, cho nên cần phân biệt rõ ràng mới có thể cấp cứu đúng được.

1) Trúng phong do bế chứng:

Chứng trạng của bế chứng chủ yếu là đột nhiên hôn mê bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím không mở, hai tay nắm, đại tiểu tiện bế, chân tay co giật. Đó là bệnh chứng thông thường của bế, lại căn cứ có nóng sốt không mà phân ra dương bế và âm bế.

Chủ chứng: Ngoài các chứng nói trên còn mặt đỏ, người nóng, thở dốc, miệng hôi, cựa quậy không yên, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt mà sác.

Phân tích: Can dương bốc mạnh, dùng thăng phong động, khí huyết đi ngược, hiệp đờm, hiệp hoả che mất thanh khiếu nên đột nhiên hôn mê bất tỉnh. Sách Tố Vấn - Điều kinh luật nói: Huyết và khí cùng đi lên thì là đại quyết, dương bế là tà của phong hoả đàm nhiệt bốc lên che thanh khiếu mà nội bế cho nên mặt đỏ người nóng, thở dốc, mồm thối, miệng mím, đại tiểu tiện bế, rêu vàng, mạch sác.

Cách chữa: Dùng thuốc cay mát khai khiếu, thanh can tức phong.

Bài thuốc:

CHÍ BẢO ĐƠN gia giảm:

( Hòa tể cục phương )

Nhân sâm                   40g

Xạ hương                      4g

Thiên trúc hoàng         40g

Băng phiến                    4g

Hổ phách                    40g

Đồi mồi                        40g

Chu sa                        40g

Chế Nam tinh              20g

Tê giác                        40g

Ngưu hoàng                20g

Hùng hoàng                 40g

An tức hương             60g

Cách dùng: Nghiền bột mịn trộn đều, luyện mật làm viên nặng 4g, mỗi lần uống 1 viên, tán nhỏ uống với nước sôi nguội, trẻ em giảm liều uống 1/2 - 1/4 viên tùy tuổi.

Tác dụng: Hóa trọc khai khiếu, thanh nhiệt giải độc, trấn kinh an thần.

Giải thích bài thuốc:

Bài thuốc chữa chứng đàm nhiệt mê tâm khiếu, sinh ra chứng hôn mê không nói được, đàm thịnh khó thở.

Xạ hương, Băng phiến, An tức hương, Thiên trúc hoàng khu đàm khai khiếu, phương hương hóa trọc là chủ dược.

Tê giác, Ngưu hoàng, Đồi mồi thanh nhiệt giải độc.

Hùng hoàng, Chế Nam tinh trừ đàm giải độc.

Chu sa, Hổ phách trấn kinh an thần.

Nhân sâm bổ khí có tác dụng phò chính khu tà.

 cậy miệng cho uống hoặc thổi vào mũi để khai khiếu rồi dùng

 LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG gia giảm:

( Thông tục thương hàn luận )

Thành phần:

Linh dương giác 2g

Câu đằng                    12g

Tang diệp                    12g

Xuyên Bối mẫu            16g

Trúc nhự                    20g

Sinh địa                       20g

Cúc hoa                      12g

Bạch thược                 12g

Phục thần                    12g

Cam thảo                      4g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh.

Giải thích bài thuốc:

Bài thuốc chủ trị chứng can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong. Trong bài:

+Linh dương giác, Câu đằng thanh nhiệt lương can tức phong chỉ kinh là chủ dược.

+Tang diệp, Cúc hoa tăng thêm tác dụng thanh nhiệt tức phong.

+Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo dưỡng âm tăng dịch để bình can.

+Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đàm để thanh nhiệt hóa đàm ( vì nhiệt đốt tân dịch sinh đàm).

Phục thần để định tâm an thần.

Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

Nhiều đờm gia trúc lịch, thiên lan, đởm tinh, nhiều đờm ngủ mê đổ nước trúc lịch vào mũi, mỗi lần 20 - 30gam, cách 4 - 6 giờ 1 lần. Âm bế: ngoài các chứng bệnh nói chung ra, còn biểu hiện mặt nhợt, môi tím, nằm yên không động cựa, tay chân, đờm rãi kéo lên, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt.

Phân tích: Âm là thấp đàm thịnh và tà thấp đờm bốc che thanh khiếu mà sinh nội bế cho nên mặt nhợt môi tái, tay chân lạnh, nằm yên không cựa, rêu lưỡi trắng mạch trầm hoạt hoãn.

Cách chữa: Tân ôn khai khiếu, trừ đàm tức phong.

Bài thuốc: TÔ HỢP HƯƠNG HOÀN gia giảm:

(Hòa Tể Cục Phương)

Bạch truật                   12g

Thanh mộc hương      12g

Tê giác                        12g

Hương phụ                12g 

Chu sa                          8g

Kha tử                         12g

Bạch đàn hương         12g

An tức hương            12g

Trầm hương              12g

Xạ hương                     4g

Đinh hương                   6g

Nhũ hương                  10g

Long não                       6g

Cách dùng: Trừ dầu Tô hợp hương, Xạ hương, Băng phiến, các vị còn lại nghiền thật mịn, trộn đều, rồi gia 3 vị trên vào nghiền tiếp và trộn đều, gia mật vừa đủ vào bột thuốc chế thành hoàn, mỗi hoàn nặng 4g, mỗi lần uống 1/2 - 1 hoàn, ngày 1 - 2 lần với nước sôi nóng, trẻ em tùy theo tuổi giảm liều.
Tác dụng: Ôn thông khai khiếu, giải uất hóa trọc.
Giải thích bài thuốc:
+Trong bài có 10 loại hương dược: Tô hợp hương, Trầm hương, Xạ hương, Đàn hương, +Đinh hương, Nhũ hương, An tức hương, Thanh mộc hương, Hương phụ,
+Băng phiến có tác dụng phương hương khai khiếu, hành khí uất, tán hàn hóa trọc.
+Tỳ bạt phối hợp với hương dược tăng cường tán hàn khai uất. 
+Tê giác: thanh tâm giải độc. 
+Chu sa: trấn kinh an thần. 
+Bạch truật: kiện tỳ hòa trung để hóa trọc. 
+Kha tử nhục: ôn sáp liễm khí giảm bớt chất cay, các vị hương dược có hại đến chính khí.
Đặc điểm bài thuốc là nhiều vị hương dược để ôn thông, khai khiếu tỉnh thần.

2. Trúng phong do Thoát chứng:

Chủ chứng: Tự nhiên hôn mê bất tỉnh, mắt nhắm miệng há, mũi thở rất nhẹ, tay duỗi lạnh, mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện tự chảy, người mềm, lưỡi rụt, mạch vi hoặc nhược.

Phân tích: “Thoát” là nói chính khí hư thoát, khi dương khí sắp thoát là có các biểu tượng: mắt thâm, miệng há v.v... như đã nói ở trên.

Cách chữa: Phù chính cố thoát, ích khí hồi dương.

Bài thuốc:

SÂM PHỤ THANG gia giảm:

(Phụ nhân lương phương )

Thành phần:

Nhân sâm              8 - 16g

Thục Phụ tử           4 - 12g

Cách dùng: Nhân sâm sắc riêng hợp với nước sắc Phụ tử, uống.

Tác dụng: Hồi dương, ích khí cố thóat.

Giải thích bài thuốc:

Nhân sâm đại bổ nguyên khí là chủ dược.

Phụ tử ôn tráng chân dương.

Hai vị phối hợp có tác dụng đại bổ nguyên khí, hồi dương cố thóat.

 để ích khí hồi dương. Dùng nhân sâm đại bổ nguyên khí, tử hồi dương cứu nghịch. Mồ hôi ra nhiều gia hoàng kỳ, long cốt, mẫu lệ, sơn thù, ngũ vị để liêm hãn cố thoát. Sau khi hồi dương nếu người bệnh mặt đỏ chân lạnh, bứt rứt không yên, mạch nhược hoặc đột nhiên khuếch đại là do chân âm hư tổn, dương không có chỗ dựa nên hư dương trồi lên muốn thoát, có thể thay bằng bài

ĐỊA HOÀNG ẨM TỬ gia giảm:

(Tuyên minh luận)

Thành phần:

Can địa hoàng

 Ba kích thiên

 Sơn thù

 Thạch hộc

 Nhục thung dung

 Phụ tử chế

 Ngũ vị tử

 Nhục quế

 Bạch phục linh

 Mạch môn

 Xương bồ

Viễn chí ( bỏ tâm)

Các vị lượng bằng nhau.

Cách dùng: Tất cả tán bột sắc với nước Sinh khương 5 lát, Đại táo 10 quả, Bạc hà 5 - 7 lá. Uống mỗ lần 8 - 12g ( bột), có thể dùng thuốc thang sắc uống tùy chứng bệnh gia giảm.

Tác dụng: tư thận âm, bổ thận dương, an thần khai khiếu.

Giải thích bài thuốc:

Can địa hoàng, Sơn thù du bổ ích thận âm là chủ dược.

Ba kích, Nhục thung dung, Nhục quế, Phụ tử chế ôn thận tráng dương, phối hợp với chủ dược làm cho nguyên dương được ôn dưỡng.

Nhục quế dẫn hỏa qui nguyên.

Thạch hộc, Mạch môn, Ngũ vị tử tư bổ âm dịch.

Bạch linh, Xương bồ, Viễn chí giao thông tâm thận, khai khiếu hóa đờm.

Bạc hà lợi yết.

Khương Táo hòa vinh vệ.

Tác dụng chung của bài thuốc là một mặt ôn bổ hạ nguyên nhiếp nạp phù dương, mặt khác có tác dụng khai khiếu hóa đờm tuyên thông tâm phế khí.

Ứng dụng lâm sàng:

Nói chung, bế chứng lấy khai bế khử tà, chữa ngọn là chính, thoát chứng lấy cố thoát phù chính, chữa gốc là chính: Mắc cả bế và thoát thì phải chú ý cả gốc ngọn. Trong bế chứng nếu thấy triệu chứng thoát là bệnh tình chuyển nặng thì lúc khử tà cũng phải đồng thời có thoát phù chính hoặc không làm tổn thương chính khí. Thoát chứng đã qua cấp cứu nếu thấy triệu chứng bế là có dấu hiệu chính khí hồi phục thì khi cố thoát phù chính phải đồng thời khử tà. tóm lại phải phân tích tình hình cụ thể mà xử lý linh hoạt.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP