Chữa Nuy Chứng "Gân Cơ Vô Lực" Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg    Nuy chứng thường biểu hiện gân mạch con người mềm nhũn ra vì lâu ngày không vận động theo ý muốn được dẫn đến teo cơ. Trên lâm sàng thường thấy hai chi dưới mắc nhiều. Nuy có nghĩa là các chi thân thể mềm nhũn.

Sách “Tố vấn - nuy luận” sớm đã nói kỹ về bệnh này nêu rõ nguyên nhân bệnh lý của bệnh này là phế nhiệt hiệp tiêu. Phế bị táo không vận tinh vào ngũ tạng được nên thấy mềm nhũn, các danh y đời sau trong thực nghiệm đã không ngừng tìm tòi, như “Cảnh nhạc toàn thư” cho rằng nuy chứng chủ yếu do nguyên khí tổn thương, thì tinh hư không rải khắp, huyết hư không được bồi dưỡng dẫn đến gân cốt mềm yếu cho nên cách chữa bệnh này phần nhiều dùng cách bồi dưỡng tinh huyết, bổ ích tỳ vị là chính.

Căn cứ đặc trưng lâm sàng của nuy chứng, trong y học hiện đại coi giống như các bệnh viêm thần kinh, viêm tuỷ não cấp tính bệnh teo cơ, bệnh nhũn cơ bắp, bệnh di chứng bại hoại. Sau khi cảm nhiễm, tất cả thuộc hệ thống thần kinh trung tâm.

- Nguyên nhân bệnh lý:

Nguyên nhân dẫn đến nuy chứng, vừa do ngoại cảm vừa do nội thương. Ôn nhiệt độc tà và ở nơi thấp lâu ngày dẫn đến; bệnh thuộc về ngoại cảm, tỳ vị hư nhược và thận hư tổn là nguyên nhân nội thương, nhưng ngoại cảm gây bệnh lâu ngày không khỏi cộng ảnh hưởng đến công năng của tạng phủ, nó có quan hệ với nhau. Cho dù lúc mới phát bệnh là ngoại cảm nhưng chính khí thiếu vẫn là nguyên nhân bệnh trong là chủ yếu.

1. Phế nhiệt thương tân:

Do chính khí thiếu, nhiễm ôn nhiệt độc tà, sốt cao không lui hoặc ốm xong dư tà chưa hết, sốt nhẹ không giải nên bị nhiệt nung nấu, tâm dịch hư hao, gân mạch không nhu nhuận nên xuất hiện nuy chứng.

Tố vấn - nuy luận có ghi: phế nhiệt hiệp tiêu, (phổi nóng và khô) gây thành nuy tỳ..., cho rằng phế nhiệt thương tân dịch dẫn đến bệnh lý chủ yếu của bệnh này.

2. Thấp nhiệt náu ở gân mạch:

Ở nơi ẩm thấp tà, tích lưu lại, uất quá hoá nhiệt. Hoặc do ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo ngọt hoặc uống nhiều rượu tổn thương tỳ vị, sinh thấp tụ , hoặc ăn nhiều chất cay, thấp nung tích nhiệt máu ở gân mạch, ảnh hưởng khí huyết vận hành khiến gân mạch duỗi ra không co được dẫn đến nuy.

3. Tỳ vị hư nhược.

Tỳ vị vốn hư nhược hoặc do bệnh bị hư, công năng thu nạp vận hoá mất bình thường, nguồn tân dịch khí huyết thiếu, gân mạch cơ bắp không được nuôi dưỡng nên sinh nuy chứng.

4.Can thận hư nhược:

ốm lâu người yếu, thận tinh không đủ, can huyết hư đốn, gân cốt mất dinh dưỡng, kinh mạch không nhu nhuận gây nên nuy chứng.

- Biện pháp điều trị:

Bệnh này hay phát ở chi dưới hoặc chi trên, một bên hoặc hai bên, hoặc bắt đầu từ đầu ngón tay ngón chân, tự cảm thấy mềm nhũn không có sức, cử động không được, nặng thì rã rời hoặc teo cơ.

Nguyên tắc chữa nuy chứng đầu tiên cần phải biện chứng hư thực. Mới đầu tà nhiệt chưa lui, thấp nhiệt ẩn náu thường là thực chứng, nhưng phải xem xét trong thực có hư. Tỳ vị hư nhược và can thận hư suy đều thuộc chứng hư, trên lâm sàng thường thấy cả thấp và nhiệt, cần phân biệt kỹ càng.

“Tố vấn Nuy chứng” nêu thuyết Chữa nuy chứng trong ở dương minh, trong lục phủ ngũ tạng chủ yếu là gân, gân bó lấy xương nên lợi cơ bắp. Theo nguồn gốc tân dịch của phế là ở tỳ vị, tinh huyết của can thận cũng nhờ thu nạp vận hoá của tỳ vị mà có, cho nên hễ tân dịch của vị không đủ, cần bổ vị dưỡng âm, người tỳ vị hư nhược cần điều hoà tỳ vị để công năng tỳ vị khoẻ lên, ăn uống được nhiều, tân dịch tỳ vị đầy đủ, công năng khí huyết lục phủ mạnh lên, gân mạch được nuôi dưỡng, thì nuy chứng sẽ lui, cho nên trên lâm sàng dù dùng bài thuốc gì, cách châm nào, đều phải coi trọng nguyên tắc điều trị nói trên.

1. Phế nhiệt thương tân:

Chủ chứng: bắt đầu phát sốt, tự nhiên các chi mềm oặt, da khô, tâm phiền, miệng khát, ho, họng khô, tiểu tiện vàng xẻn, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác.

Phân tích: ôn nhiệt độc tà phạm phế, phế nhiệt thương tân, tân dịch không đủ rải khắp toàn thân, gân mạch không được nuôi dưỡng, nên tay chân mềm nhũn. Tâm phiền, miệng khát là biểu hiện tà nhiệt thương tân, phế nhiệt tân hao nên ho không có đờm và họng khô. Tiểu tiện vàng xén, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác đều do nhiệt tịnh tân dịch tổn thương gây nên.

Cách chữa: Thanh nhiệt nhuận táo, dưỡng phế ích vị

Bài thuốc:

THANH TÁO CỨU PHẾ THANG gia giảm:

(Y môn pháp luật )

Tang diệp              12g

Nhân sâm            12g

Hồ ma nhân          12g

Mạch môn             12g

Tỳ bà diệp             12g

Thạch cao             30g

A giao                    12g

Hạnh nhân            10g

Cam thảo                4g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: thanh phế nhuận táo.

Giải thích bài thuốc:Bài này chủ trị chứng phế khí âm hư do ôn táo thương phế, triệu chứng thường thấy là sốt đau đầu, ho khan, suyễn tức khó thở, mũi mồm họng khô, ngực đầy, sườn đau, lưỡi khô không rêu.

 Dẫn giải bài thuốc:

+Tang diệp thanh nhuận phế táo. Thạch cao thanh phế vị táo nhiệt đều là chủ dược.

+Mạch môn, A giao, Hồ ma nhân tư âm nhuận phế.

+Hạnh nhân, Tỳ bà diệp thông giáng phế khí.

+Đảng sâm ích khí sinh tân.

+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng thanh phế nhuận táo.

gia giảm dùng nhân sâm (hoặc sa sâm), mạch môn dưỡng phế ích vị, thạch cao, hạnh nhân, lá dâu thanh nhiệt nhuận táo.

 Nếu sốt không lui, sốt cao, miệng khát, đổ mồ hôi có thể dùng nhiều thạch cao gia sinh địa, tri mẫu, ngân hoa, liên kiều để sinh tân thanh nhiệt khứ tà. Nếu ho ít đờm, họng khô cần gia tiền hồ, qua lâu, tang bạch bì, tỳ bà diệp, để nhuận phế khí. Nếu không sốt, mệt mỏi, ngán ăn uống thì bỏ thạch cao gia sơn dược, ý dĩ, hồng táo, mạch nha để ích khí dưỡng vị.

2. Thấp nhiệt lưu trú:

Chủ chứng: Các chi mềm nhũn, hoặc hơi cứng, tê dại thường thấy ở chân, hoặc có sốt, tiểu tiện vàng dắt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu hoặc sác.

Phân tích: Do thấp nhiệt lưu trú nên gân mạch mềm nhũn. Thấp tà thấm vào da nên da hơi sưng và tê dại. Thấp nhiệt uất ở vinh vệ nên người nóng xuống bàng quang thì nước tiểu ít và vàng. Rêu lưỡi vàng là chứng thấp nhiệt nội ôn, thấp mạnh thì mạch nhu, nhiệt mạnh thì mạch sác. Thấp nhiệt cùng nặng thì mạch nhu và sác.

Cách chữa: Thanh nhiệt lợi thấp.

Bài thuốc: NHỊ DIỆU TÁN gia giảm:

(Đan khê tâm pháp)

Hoàng bá               16g

Thương truật         14g

Ý dỹ                       14g

Tỳ giải                    12g

Ngưu tất               12g

Ngũ gia bì              12g

Trạch tả                10g

Phòng kỹ               12g

Cách dùng: Thuốc tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội hoặc làm thuốc thang, tùy tình hình bệnh lý có gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.

Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp.

Giải thích bài thuốc:

+Bài thuốc dùng để chữa chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu.

+Hoàng bá đắng hàn thanh nhiệt.

+Thương truật đắng ôn táo thấp.

+Hai vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt táo thấp rất tốt.

Dùng hoàng bá, thương truật để thanh nhiệt táo thấp. Gia ý dĩ, tỳ giải, phòng kỹ, trạch tả để thắng thấp lợi thủy, ngưu tất, ngũ gia bì để thông kinh hoạt lạc. Nếu thiên về thấp thì bụng hông đầy, chân tay mềm nhũn thêm trệ, thũng, rêu lưỡi trắng. Gia hậu phác, trần bì, phục linh, hoá thấp lợi thủy, mùa hè mùa thu gia hoắc hương, bội lan, hai chân nóng, buồn bực, miệng khô lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch nhu sác, thì bỏ thương truật gia sinh địạ, quy bản, mạch môn để dưỡng âm thanh nhiệt. Nếu chân tay tê dại, chân mềm hoặc cảm thấy đau, lưỡi tía, mạch sác, bệnh lâu ngày kèm thêm huyết ứ thì gia đào nhân, hồng hoa, đan sâm, xích thược, xuyên sơn giáp để hoạt huyết thông lạc trong khi uống thuốc, đồng thời có thể hợp cả xông và rửa, có thể dùng thương nhĩ tử, bạch mao đằng, hổ trượng, uy linh tiên, nhẫn đông đằng để làm việc ấy, cũng có thể dùng nước thứ 3 của thang thuốc để xông rửa.

3. Tỳ vị hư nhược.

Chủ chứng: Cảm thấy chân dần dần mềm nhũn rã rời, ăn uống ít, đại tiện lỏng, mặt phù và nhợt, rêu lưỡi mỏng mạch tế.

Phân tích: Tỳ không kiện vận, vị khí không hoà, nên ăn uống ít mà đại tiện lỏng, tỳ vị hư nhược, nguồn sinh khí huyết không đủ nên mặt nhợt, mạch tế, gân mạch không khoẻ nên dần dần chân bị mềm  nhũn rã rời. Tỳ hư nên không vận hành được thuỷ thấp nên mặt phù.

Cách chữa: Kiện tỳ ích khí.

Bài thuốc:

 SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN gia giảm:

(Hòa Tể Cục Phương)

Nhân sâm             12g

Sơn dược             16g

Bạch truật             12g

Phục linh               14g

Y dĩ nhân               14g

Biển đậu                16g

Liên nhục              14g

Cát cánh                 8g

Sa nhân                   4g

Trần bì                   12g

Cam thảo                4g

(có bài dùng Trần bì hoặc gia thêm Đại táo)
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi nguội hoặc làm thuốc thang sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm.
Chủ trị: Dùng chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, ăn kém tiêu chảy hoặc trường hợp viêm cầu thận mạn thuộc thể tỳ hư hoặc trường hợp lao phổi, ho đàm nhiều, chán ăn, cơ thể mệt mỏi thuộc thể tỳ phế khí hư, dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.

Trong bài dùng sâm, truật để ích khí kiện tỳ, phục linh, cam thảo để hoà thấp và điều hoà bên trong. Hoài sơn, biển đậu, liên nhục, ý dĩ để bổ tỳ và cầm ỉa lỏng. Nếu khí hư thấm xuống, ỉa lỏng lâu ngày không khỏi gia thăng ma, sài hồ. Nếu tỳ dương hư, quặn đau và đi ngoài gia nhục quế, bào khương để ôn trung tán hàn.

Dùng đẳng sâm, bạch truật, sơn dược, biển đậu, liên nhục để kiện tỳ ích khí, trần bì, phục linh, ý dĩ để kiện tỳ hoá thấp, táo để dưỡng vị, thần khúc giúp tiêu hoá. Nếu bệnh lâu ngày cơ bắp teo, thế tạng hư nên dùng nhiều đẳng sâm, sơn dược, gia hoàng kỳ, đương quy.

4. Can thận hư suy:

Chủ chứng: Bệnh phát tương đối chậm, chân tay mềm, yếu, lưng gối đau và chóng mặt, tai ù, di tinh hoặc đái són. Lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Phân tích: Tinh huyết can thận đều hư, gân mạch không nhu nhuận dần dần trở thành nuy- chứng. Lưng là phủ của thận, thận chủ xướng khai khiến ở tai, thận hư nên lưng đau, tai ù, can thận hư, tinh tủy không đủ nên chóng mặt. Thận hư không giữ được tinh nên di tinh thận nguyên không vững, bàng quang không điều tiết được nên đái són. Lưỡi đỏ mạch tế sác là chứng âm hư có hoả.

Cách chữa: Bổ ích can thân, tư âm thanh nhiêt.

Bài thuốc: HỔ TIỀM HOÀN gia giảm:

(Cảnh Nhạc Toàn Thư)

Bạch thược           14g

Câu kỷ                   12g

Đỗ trọng                14g

Đương quy           12g
Hoàng kỳ               12g

Hổ cốt                   12g

Ngưu tất                12g
Nhân sâm             12g
Phá cố chỉ             12g
Phục linh               12g
Quy bản                12g
Sơn dược             14g
Thục địa                12g
Tỏa dương            12g
Trần bì                   12g

Cách dùng: Tán bột, trộn với rượu và hồ làm hoàn. Ngày uống 12g, với nước pha muối loãng, trước lúc ăn cơm

Tác dụng: tăng nguyên khí, bổ Thận thủy. Trị hư tổn, suy nhược cơ thể.

THANH TÁO CỨU PHẾ THANG gia giảm:

(Y môn pháp luật )

Tang diệp              12g

Nhân sâm             12g

Hồ ma nhân          12g

Mạch môn             12g

Tỳ bà diệp             12g

Thạch cao             30g

A giao                   12g

Hạnh nhân             10g

Cam thảo                4g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Thanh phế nhuận táo.

Bài này chủ trị chứng phế khí âm hư do ôn táo thương phế, triệu chứng thường thấy là sốt đau đầu, ho khan, suyễn tức khó thở, mũi mồm họng khô, ngực đầy, sườn đau, lưỡi khô không rêu.

 Dẫn giải bài thuốc:

+Tang diệp thanh nhuận phế táo. Thạch cao thanh phế vị táo nhiệt đều là chủ dược.

+Mạch môn, A giao, Hồ ma nhân tư âm nhuận phế.

+Hạnh nhân, Tỳ bà diệp thông giáng phế khí.

+Đảng sâm ích khí sinh tân.

+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng thanh phế nhuận táo.

NHỊ DIỆU TÁN gia giảm:

(Đan khê tâm pháp)

Thành phần:

Hoàng bá               16g

Thương truật         14g

Cách dùng: Thuốc tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội hoặc làm thuốc thang, tùy tình hình bệnh lý có gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.

Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp.

Giải thích bài thuốc:

+Bài thuốc dùng để chữa chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu.

+Hoàng bá đắng hàn thanh nhiệt.

+Thương truật đắng ôn táo thấp.

+Hai vị hợp lại có tác dụng thanh nhiệt táo thấp rất tốt.

HỔ TIỀM HOÀN gia giảm:  

(Cảnh nhạc toàn thư)

Bạch thược           14g

Câu kỷ                   12g

Đỗ trọng                14g

Đương quy            12g
Hoàng kỳ               12g

Hổ cốt                    12g

Ngưu tất                12g
Nhân sâm             12g
Phá cố chỉ            12g
Phục linh               12g
Quy bản                12g
Sơn dược             14g
Thục địa                12g
Tỏa dương            12g
Trần bì                   12g

Cách dùng:

Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP