Chữa Nấc Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg    Nấc còn gọi ách nghịch khí xông ngược lên, trong họng phát ra tiếng, ngắn và mau, khiến người ta không tự chủ được, bệnh này phát tự nhiên, không dùng thuốc cũng khỏi. Nếu lâu cần phải chữa trị. Bệnh này thường xuất hiện với các bệnh mãn hoặc bệnh cấp khác, là một trong những triệu chứng dẫn đến bệnh nghiêm trọng.

Nguyên nhân bệnh lý:

Nấc chủ yếu là do vị khí ngược lên. Bình thường dạ dày tiếp thu ăn uống và đưa xuống. Nếu do suy yếu hoặc ảnh hưởng ngoại tà khiến vị khí không đi xuống gây nên, chủ yếu là:

1) Ăn uống không điều độ, ăn uống nhiều thứ sống lạnh hoặc uống thuốc mát, khiến khí lạnh ngưng lại bên trong khiến vị dương cản trở. Nếu ăn nhiều các thứ cay nóng hoặc uống thuốc nóng khiến táo nhiệt bên trong đều gây nên nấc.

2) Tinh thần uất ức, tình khí không hoà, khí uất hoá hoả, can, hoả phạm vi cùng với đờm trợ gây trở ngại, khiến vị khí đi ngược lên gây nấc.

3) Lao lực quá độ khiến khí bị hao thương hoặc người già yếu, bệnh ốm lâu tỳ vị dương suy, thanh khí không thăng trọc khí không giáng hoặc bệnh nhiệt tân dịch khô hao, hoặc sau khi thổ tả, vị dịch bị hao kiệt, hư hoả bốc lên cũng gây nấc.

-Biện chứng luận trị.

Bệnh nấc trước hết phải phân hàn, nhiệt, hư thực. Cách chữa là giáng khí, hoà vị, chữa nấc là chính. ví dụ: hàn thì ôn, nhiệt thì thanh, hư thì bổ, thực thì công. Nếu trường hợp bệnh nặng mà nấc xuất hiện tức là nguyên khí suy yếu phải ôn bổ tỳ thận, bổ nguyên khí hoặc tư âm, bổ tân dịch ngay, cụ thể có mấy loại như sau:

1) Nấc do vị bị lạnh: Tiếng nấc trầm và thưa, dạ dày không yên, được ấm nóng là đỡ, ăn ít, không khát, lưỡi trắng nhợt, mạch trì hoãn.

Phân tích: Do hàn tà trở ngại bên trong, vị không được hoà giáng, khí đi ngược lên gây ra nấc. Vị khí không hoà, thăng giáng không đều nên buồn bực, ấm thì giảm, lạnh thì tăng vì trong lạnh được ấm nóng dễ lưu thông. Trong ngoài đều lạnh thì bệnh càng tăng, vả lại trong dạ dày lạnh nên ăn ít, không khát, lưỡi trắng nhợt, mạch trì hoãn.

Cách chữa: ôn trung, tán hàn.

Thuốc dùng bài sau:

 ĐINH HƯƠNG TÁN gia giảm:

Đinh hương             6g

Thị đế                      12g

Lương khương     12g

Cách dùng: Săc uống:

Tác dụng: ôn trung, tán hàn. Chữa nấc do tỳ vị hàn.

Trong bài dùng đinh hương, thị đế, lương khương để ôn trung tán hàn, lý khí, giáng nghịch. Nếu hàn nặng thì gia nhục quế, ngô thù để ôn dương, tán hàn, giáng nghịch. Nếu có đờm trệ, bụng buồn bực ợ hơi có mùi thì gia hậu phác, chỉ thực, trần bì để hành khí, hoá đờm, tiêu trệ.

2) Nấc do vị hoả ngược lên: tiếng nấc trong, mạch nấc đồn, miệng hôi, buồn bực, khát nước, mặt đỏ, đại tiện bí, lưỡi vàng mạch hoạt sác.

Phân tích: Do thức ăn và đờm trọc lâu ở vị, uất lại hoá hoả (nóng), vị hoả xông ngược lên nên tiếng nấc trong, mạnh và liên tục, nhiệt thịnh nên miệng hôi, khát nước, tiện bí, mặt đỏ, lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Cách chữa: Tiết nhiệt thông phủ.

Thuốc dùng bài sau:

 TIỂU THỪA KHÍ THANG gia giảm:

(Thương hàn luận)

Đại hoàng              12g

Hậu phác               14g

Chỉ thực                  12g

Cách dùng: Săc uống:

Tác dụng trị: bệnh Dương minh phủ chứng như trên nhưng tác dụng yếu hơn. chữa nấc do nhiệt.

Trong bài dùng đại hoàng, chỉ thực, hậu phác để tiết nhiệt, thông phủ, (tràng vị thuộc phủ) khoan trung hành khí. Nếu nôn mửa ra đờm đục gia bán hạ, trần bì, trúc như để hoà đờm giáng nghịch.

3) Nấc do tỳ thận dương hư: Tiếng nấc nông và yếu, đoản hơi, sắc mặt nhợt, chân tay mát, ăn ít, mệt mỏi, lưỡi trắng nhợt, mạch trầm tế.

Phân tích: Do tỳ vị hư nhược, vận hoá kém, khí hư ngược lên nên tiếng nấc cạn và yếu, đoản khí, mệt mỏi, hơn nữa thì tỳ dương hư, nguồn sinh hoá thiếu. Sắc mặt nhợt nhạt chân tay không ấm, dẫn đến thận không quy nạp được khí sẽ nấc kéo dài, liên tục là bệnh đã trầm trọng.

Cách ch gia giảm:ữa: ôn bổ tỳ, thận, hoà vị giáng nghịch.

Thuốc dùng bài sau:

 LÝ TRUNG HOÀN gia giảm:

(Thương hàn luận)

Thành phần:

Đảng sâm           120g

Can khương        120g

Chích thảo           120g

Bạch truật            120g

Cách dùng: Tất cả tán bột mịn dùng mật luyện thành hoàn mỗi lần uống 8 - 16g, ngày uống 3 lần. Có thể sắc thuốc thang uống.

Tác dụng: ôn trung khu hàn, bổ ích tỳ vị.

Giải thích bài thuốc:

+Can khương khu hàn hồi phục tỳ dương là chủ dược.

+Đảng sâm bổ khí kiện tỳ.

+Bạch truật kiện tỳ táo thấp

gia giảm để trợ dương kiện tỳ gia đình hương để ôn trung giáng nghịch. Nếu nấc không giảm hợp với bài Toán phúc đại giả thang để thuận khí trấn nghịch. Nếu bệnh nghiêm trọng dẫn đến thận khí không thu nạp được gia tử thạch anh, phá cố chỉ để bổ thận nạp khí.

4) Nấc do vị âm yếu: tiếng nấc nhanh mà không liên tục, miệng khô họng ráo, phiền khát buồn bực, lưỡi khô đỏ, mạch tế sác.

Phân tích: Do vị âm thiếu, vị nhiệt trên hao tân dịch, vị không được nhu nhuận, mất sự hoà giáng nên nấc nhanh và không đều, miệng khô, họng ráo, phiền khát, buồn bực, lưỡi khô đỏ mạch tế sác là biểu hiện của âm dịch khô hao.

Cách chữa: sinh tân dưỡng vị.

Thuốc dùng bài: ÍCH VỊ THANG gia giảm:

(Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:

Sa sâm                   14g

Mạch môn              12g

Sinh địa                  20g

Ngọc trúc                12g

Cách dùng: sắc nước xong cho 4 - 6g đường phèn uống. 
Tác dụng: Ích vị sinh tân. Dùng chữa nấc do vị âm hư.
Mạnh hơn dùng bài Mạch môn thang gia tỳ bà diệp, thạch học, thị đế để giáng nghịch chữa nấc.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP