Chữa Chứng Nghẹn Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg  Ăn bị nghẹn còn gọi chứng “Ế cách” là khi ăn vào hoặc uống bị nghẹn, như nghẽn tắc không nuốt xuống được.Trong thiên “Thông bình hư thực luận” sách Tố vấn nói: “Ngăn cách tắc nghẽn, trên dưới không thông là bệnh đáng lo” sau này trong “Tế sinh phương” nói là “Bệnh ăn uống trái tở” trong cảnh nhạc hoàn thư nói: do tửu sắc quá độ, “bệnh này tuổi trẻ thấy”. Từ lý luận trên có thể nói rằng loại bệnh này chủ yếu là do lo nghĩ tức giận, tửu sắc quá độ, ăn uống bừa bãi, làm cho khí huyết ứ kết, âm dịch khô hao gây nên, phần nhiều lứa tuổi từ trung niên trở lên hay mắc, khái quát mà nói thì loại bệnh này gần gũi với loại u thực quản, u dạ dày, thần kinh thực quản, bị bệnh v.v..           

Nguyên nhân bênh lý :

Bệnh này có 2 nguyên nhân chính là : Lo nghĩ uất ức và rượu chè, ăn uống quá độ.

a) Do lo nghĩ uất ức nên tổn thương tỳ khí khiến khí kết, tâm dịch ngưng tụ thành đờm, uất ức hại đến can khí, can khí bị uất kết dẫn đến huyết ứ, đờm ứ, huyết ứ gây trở ngại thực quản, nên ăn nuốt bị nghẹn, do đó thiếu tinh hoa của thức ăn khiến tân dịch bị cạn kiệt, làm cho bế tắc, trên dưới không thông.

b) Do rượu chè, ăn uống quá độ tích trệ thành đờm, thành nhiệt, tổn thương huyết dịch, lâu ngày ứ nhiệt đình trệ, cản trở thực quản thành bệnh. Ngoài ra còn do ăn nhiều các thức cay nóng, dầu mỡ, cứng rắn cũng là nguyên nhân gây nên bệnh này.

Biện chứng luận trị:

Bệnh này mới phát ăn uống nuốt khó, dần dần nghẹn không nuốt xuống được hoặc phải nôn ra, hông bụng đau tức buồn bực, thể trạng gầy mòn dần, đại tiện thường bí kết, có khi ra chất đen như nước đậu, như bồ hóng.

Bệnh này có mấy thể như sau:

1)Bị Nghẹn Do  Đờm khí cùng cản trở.

Nuốt thức ăn, uống bị nghẹn, bụng đau lâm râm, buồn bực; đại tiện khó đi, miệng khô họng ráo, thể trạng gầy yếu, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế.

Phân tích: ăn uống nghẽn tắc, khi buồn bực tức giận bệnh tăng là do khí uất kết, uất lâu sinh đờm kết lại gây tắc nghẽn, do đờm khí uất kết tân dịch không thấm lên trên khiến miệng khô họng ráo. Đại tràng thiếu nhu nhuận nên đại tiện sáp khô đi. Ăn uống không nuốt được, không đủ tinh hoa nuôi dưỡng cơ thể nên gầy yếu, lưỡi đỏ, mạch huyền tế là do can uất hoá hoả, tân dịch hao kiệt.

Cách chữa: Khái khuất, nhuận táo, hoá đờm.

Thuốc dùng bài: KHảI CÁCH TÁN gia giảm:

(Y học tâm ngộ):

Sa sâm                       14g

Phục linh                    14g

Đan sâm                    14g

Xuyên bôi mẫu          14g

Uất kim                       14g

Sa nhân vỏ                   4g

Hà diệp đế                 14g

Tác dụng: giải uất, giáng nghịch, hóa đàm. Trị chứng ế cách (nghẹn) vướng họng, ăn vào thì nôn, bụng đầy chướng, táo bón.

Trong bài dùng uất kim, sa nhân để khai khuất, lợi khí, sa sâm, bối mẫu để nhuận táo hóa đờm.

Nếu tân dịch hao kiệt gia huyền âm, mạch môn, mật ong họặc dùng bài Ngũ chấp an trung ẩm .

2) Bị Nghẹn Do Ứ huyết nội kết:

Vùng ngực bụng đau nhói, ăn nuốt không xuống hoặc lại thổ ra thậm chí nước cũng không nuốt xuống. Đại tiện rắn kết hoặc đen như nước đậu đen, người gầy yếu, lưỡi khô đỏ hoặc tím, mạch tế sáp.

Phân tích: Bệnh lâu khiến tân dịch khô háo, huyết ứ không thông trở ngại thực quản vì thế mà nghẹn, đau, nôn, không nuốt xuống được. Do đó mà huyết dịch càng tổn thương, đại tiện rắn kết, hoặc đen. Do ăn uống không được, nguồn nuôi dưỡng kém dần nên gầy yếu. Lưỡi khô đỏ, mạch tế sáp là biểu hiện của huyết thiếu và huyết ứ.

Cách chữa: Tư âm dưỡng huyết, phá kết hành ứ.

Thuốc dùng bài:

THÔNG U THANG gia giảm:

(Lan thất bì tàng):

Sinh địa                      20g

Thục địa                     20g

Đào nhân                   12g

Hồng hoa                   10g

Đương quy                 14g

Cam thảo                     4g

Thăng ma                     8g

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

Tác dụng: hoạt huyết dưỡng âm. Trị u môn không thông, nghịch khí bốc lên, ăn uống không được, ăn vào buồn nôn, nghẹn táo bón…

Dẫn giải bài thuốc:

Sinh địa, đương quy để tư âm dưỡng huyết;

Đào nhân, hồng hoa để phá kết hành ứ, có thể gia thêm tam thất, xích thược, đan sâm, lương khương để khử ứ, thông kinh lạc hải tảo, cáp phấn, qua lâu để nhuyễn kiên hoá đờm.

3)Bị nghẹn do Khí hư, dương yếu:

Ăn uống không xuống, mặt nhợt, người bệnh thở nóng hay nôn ra nước và dãi, chân và mặt phù nhẹ, lưỡi nhợt, mạch tế nhược.

Phân tích: Do tỳ vị dương hư nên sắc mặt nhợt, người lạnh thở nông, khí hư không hoá được tân dịch nên nôn ra nước và dãi. Chân và mặt phù nhẹ là do bệnh lâu, trung khí suy yếu, lưỡi khô nhợt, mạch tế nhược cũng là dưỡng khí hư, tân dịch thiếu.

Cách chữa: ích khí, kiện tỳ, sinh tân, giáng nghịch.

Thuốc dùng bài: BỔ KHÍ VẬN TỲ THANG gia giảm:

(Y học khải nguyên)

Bạch truật                   12g
Cam thảo                  1,6g
Hoàng kỳ                      4g
Nhân sâm                    8g
Phục linh                      6g
Quất hồng                    6g
Sa nhân                        4g

Bán hạ                          4g

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

Tác dụng: trị trung khí không vận chuyển được, ngăn nghẹn, khó nuốt.

Dẫn giải bài thuốc:

+Sâm, kỳ, linh, truật để bổ khí kiện tỳ; gia tuyền phúc hoa, đại giả thạch để thuận khí giáng nghịch; Bào khương phụ tử để ôn vận trung dương, gia mạch môn, thạch học để nuôi dưỡng tân dịch.

b) Phản vị (ăn vào ói)

Bệnh này phần nhiều do ăn uống không điều độ, ăn nhiều các thứ sống lạnh làm cho tỳ vị tổn thương, hoặc lo nghĩ nhiều tổn thương đến tỳ vị làm cho tỳ vị hư hàn không tiêu hoá được thức ăn, thức ăn đình trệ lại nên nôn mửa ra mới thôi. Nếu bệnh lâu khiến thận dương cũng hư, mệnh môn hoả suy. Ví như dưới nồi kém lửa không thể nấu chín được thức ăn dẫn đến bệnh ngày càng nặng.

Bệnh này sau khi ăn bụng đầy tức buồn bực, sáng ăn chiều thổ, ăn chiều sáng thổ, thức ăn không tiêu, thổ ra được thì nhẹ nhàng dễ chịu, sức yếu, mỏi mệt, sắc kém, lưỡi nhợt, mạch chậm yếu.

Phân tích: Do bị hư hàn bên trong nên ăn không tiêu, sau khi ăn đầy tức buồn bực, thổ được thì dễ chịu. Do thổ lâu, không có thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể nên gầy yếu, kém sắc, lưỡi nhợt, mạch tế hoãn là biểu hiện tỳ vị hư hàn.

Cách chữa: ôn trung kiện tỳ, giáng khí hoà vị.

Thuốc dùng bài: Đinh hương thấu cách tán.

ĐINH HƯƠNG THẤU CÁCH TÁN  gia giảm:

(Cục phương):

Bạch truật                   12g

Hương phụ                12g

Nhân sâm                 12g

Sa nhân                        4g

Đinh hương                 4g

Mạch nha                   12g

Mộc hương                   6g

Bạch khấu nhãn       12g

Thần khúc                  12g

Chích cam thảo           4g

Cách dùng: sắc uống ngay một thang.

Tác dụng: kiện tỳ, ôn trung, giáng nghịch. Trị tỳ vị hư, ăn ói.

Dẫn giải bài thuốc:

+ Sâm, truật, mộc hương để ôn trung kiện tỳ, sa nhân, đinh hương, bạch đậu khấu, thần khúc, mạch nha để giáng khí, hoà vị, tiêu thực.

 Gia thêm tuyền phúc hoa, đại giả thạch để trấn nghịch, chỉ thổ.

 Nếu sắc mặt nhợt, chân tay không ẩm, lưỡi nhợt, mạch tràn tế là do bệnh lâu, nôn mửa nhiều nên thận dương khí, chữa nên bổ hoả, ôn vận tỳ dương. Dùng bài phụ tử lý trung thang gồm có vị: Phụ tử, đảng sâm, bạch truật, can khương, cam thảo.

 gia ngô thù, đinh hương, nhục quế.

 Nếu môi miệng khô, lưỡi đỏ, đại tiện khó, mạch tế là do nôn mửa lâu, tân dịch hao kiệt, biểu hiện của vị âm hư tổn khi chữa nên ích khí, sinh tân, giáng nghịch, chỉ thổ; Dùng bài Đại bản hạ thang gia vị gồm có vị: Bán hạ, nhân sâm, mật ong.

Như trên đã nói, bệnh ế cách và phản vị tuy khác nhau nhưng đều có quan hệ với nhau, nôn mửa là bệnh kéo dài khó chữa, gần đây căn cứ trên thực tiễn lâm sàng, trong điều trị thường dùng các vị thuốc đơn phương hoặc kết hợp Đông Tây Y  phần nhiều thu được kết quả.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP