TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN B
TÊN GỌI KHÁC: Bạch khấu nhân, Bạch khấu xác, Bà khấu. TÊN KHOA HỌC: Amomum Repens Sonner. MTDL: Bạch đậu khấu dùng quả. Nên chọn quả già nhiều hạt, chắc thơm, không mối mọt là tốt. Ngày dùng: 3 - 6g. XXDL: Cây mọc hoang, và trồng ở rừng Thượng du, Trung du, Bắc bộ và các nước lân cận...
TÊN GỌI KHÁC: Cương tàm, Cương trùng. TÊN KHOA HỌC: Bombyx mori L. MTDL: Bạch cương tàm là con tằm ăn lá dâu, lúc gần chín, bị bệnh chết cứng thẳng do nhiễm trùng Batrytis basiana Bals gây ra, sau đó phơi sấy khô làm thuốc. có khi sản xuất Bạch cương tàm bằng cách phung khuẩn...
TÊN GỌI KHÁC: Bách chiểu, Chỉ hương. TÊN KHOA HỌC: Angelica dahurica. MTDL: Dùng thân rễ. Nên chọn rễ hình dùi tròn, trong trắng ngà, thơm cay, to, dày, không mốc mọt là tốt. Ngày dùng từ 5 - 10g. Cần phân biệt với cây Bạch chỉ nam còn gọi là cây Mát rừng (Milletia pulchra Kurz).
TÊN GỌI KHÁC: Liên cập thảo, Bạch căn, Cam căn. TÊN KHOA HỌC: Bletia hyacinthine R.Br. ex Ait. MTDL: Dùng thân rễ (thường gọi là củ). Nên chọn thứ củ mập dày, sắc trắng đục, hình như con ốc xoắn, dẹp, loại chắc cứng là tốt. Ngày dùng từ 3 – 6g. XXDL: Bạch cập thường nhập từ Trung Quốc...
TÊN GỌI KHÁC: Sáp ong, Phong lạp, Mật lạp. TÊN KHOA HỌC: Apis mellifica, Apis ligustica, Apis chinensis. MTDL: Bạch lạp là Sáp ong. Nên chọn Sáp ong có màu vàng là mật lạp là chưa qua khâu sắc luyện, sáp có màu vàng gọi là Hoàng lạp. Sáp ong khi qua khâu sắc và luyện có màu trắng...
TÊN GỌI KHÁC: Đậu ván, Bạch đậu, Đậu biển. TÊN KHOA HỌC: Dolichos lablab L. MTDL: Bạch biển đậu chủ yếu dùng hạt. Nếu dùng hạt nên chọn hạt già chắc, màu trắng ngà, nhẵn, không mốc mọt, lép, là tốt. Thứ hạt đen lép không dùng. Ngày dùng từ 6 – 16g. Khi dùng phải sao chín.
TÊN GỌI KHÁC: Nhọ nồi, Lọ chảo, Muội nồi. TÊN KHOA HỌC: Pulvis fumicarbonisatus. MTDL: Bách thảo sương là muội nồi nấu bằng rơm rạ, khi nấu lâu ngày khói rơm rạ hợp thành bụi. Nên chọn loại muội nồi đen nhánh không lẫn tạp chất là tốt. Ngày dùng 6 - 12g. Không nhầm với bồ hóng (ô long vĩ)...
TÊN GỌI KHÁC: Bá hợp, Cây Tỏi rừng. TÊN KHOA HỌC: Lilium brownili F.E. MTDL: Dùng thân củ (tép củ). Nên chọn củ to dài độ 3 - 4cm, rộng độ 4 - 9 mm, có màu trắng ngà, trong sáng, có nhiều chất nhớt là tốt. Thứ khô, dày, đen thứ xấu. Ngày dùng từ 6-18g. XXDL: Bách hợp mọc hoang ở rừng núi...
TÊN GỌI KHÁC: Dây Ba Mươi, Đẹt ác. TÊN KHOA HỌC: Stemona tuberosa L. MTDL: Dùng rễ củ. Nên chọn rễ củ già to hơn ngón tay, thu hoạch vào mùa thu đông, khi phơi khô hình con thoi, chất cứng giòn, chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt. Ngày dùng từ 6 – 12g.
TÊN GỌI KHÁC: Trắc bá tử nhân, Hạt trắc bá. TÊN KHOA HỌC: Thujae orietalis Semen. ĐYMP- MTDL: Bá tử nhân là nhân hạt cây Trắc bá. Nên chọn thứ nhân hạt có sắc vàng, hơi nâu, không lẫn vỏ hột, ẩm thối, lép, mốc mọt là tốt. Rữa sạch phơi khô tẩm rượu, sao qua hãy dùng. Ngày dùng từ 4 – 12g.
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP