Chữa Tiểu khó "Bế Tiểu Tiện" Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg    Bế tiểu còn gọi Lung bế là chỉ vào bệnh đi tiểu rất khó khăn thậm chí tiểu tiện bí không đi được. Trong nghĩa rộng là tiểu tiện đi không lợi, ngắn rắt, rặn và ra từng giọt hoãn thì gọi là lung, bệnh cấp thì gọi là bế cho nên trên lâm sàng gọi chung là lung bế. Lung bế so với lâm chứng có khác nhau: lung bế là chỉ đi tiểu khó, lâm chứng là bệnh thuộc đường tiết niệu, theo y học hiện đại thì cho là bệnh thiêu niệu và vô niệu.

Nguyên nhân bệnh lý:

Lung bế là bệnh thuộc bàng quang, bàng quang là nơi chứa nước tiểu, là nơi quản lý nhập và xuất nước tiểu của lục phủ, hình thành bệnh lung bế do bàng quang khí hoá không thuận lợi khiến việc bài tiết của tiểu tiện không ra được, bệnh này gồm có 5 loại sau đây:

1) Do phế nhiệt ủng tích lại, làm cho thấp nhiệt trở ngại ở bàng quang hoặc do thân nhiệt đưa xuống bàng quang mà thành thấp nhiệt ảnh hưởng đến khí hoá trở ngại ở bàng quang gây nên lung bế.

2) Do phế nhiệt ửng thịnh: phế là nguồn gốc đầu của thủy bị nhiệt ủng ở thượng tiêu khiến tân dịch không phân bổ xuống được dẫn đến đường tiết niệu không thông, cũng có khi nhiệt ở thượng tiêu đưa xuống bàng quang khiến hạ tiêu bị nhiệt khí cản trở gây nên lung bế.

3) Do can uất khí trệ: Vì thất tình ở bên trong dẫn đến can uất khí trệ khiến khí cơ không điều tiết được từ đó ảnh hưởng đến sự vận hành của khí hoá và tủy dịch gây trở ngại đến đường tiết niệu thành lung bế.

4) Tắc đường tiết niệu do ứ huyết ngưng tụ hoặc có sỏi ở đường tiết niệt tắc lại cản trở đến việc đưa nước tiểu ở bàng quang ra cũng thành lung bế.

5) Thận khí yếu chủ yếu là do thận dương yếu, mệnh môn hỏa suy dẫn tới khí hóa bàng quang không thuận lợi, làm cho tiểu tiện không ra được bao gồm cả người cao tuổi thận dương suy, phế thận khí đều hư nên không đủ sức đưa nước tiểu ra ngoài.

Biện chứng luận trị:

Cách chữa bệnh này lấy thông phủ làm nguyên tắc nghĩa là lấy thông làm chính. Trương Cảnh Nhạc có cách chữa là đưa ống long não vào đường tiết niệu trong trường hợp đi tiểu rặn không ra một giọt, đồng thời cho uống thuốc trong để hỗ trợ cũng có thể vận dụng phương pháp bên ngoài như trên, đồng thời cho nôn mửa để thông tiểu tiện. Trên lâm sàng còn có thể kết hợp châm cứu cũng đạt hiệu quả tốt.

Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến lung bế cũng khác nhau không phải cứ dùng biện pháp thông lợi hàng loạt là được. Nên phân biệt từng loại cụ thể như sau.

1) Tiểu tiện bí không do thấp nhiệt ủng tích:

Có triệu chứng tiểu tiện không được thông lợi nước tiểu vàng rát có lúc khó đi, vùng bụng dưới căng tức, đi đại tiện cũng khó, lưỡi đỏ rêu dày, vàng, mạch tế sác.

Phân tích: Do thấp nhiệt ủng tích ở bàng quang khiến khí hoá ở bàng quang không điều tiết được nên tiểu tiện vàng rắt không thông, thậm chí bí cả đại tiện, do thấp nhiệt uất kết và khí trệ ở dưới nên bụng dưới căng tức. Lưỡi đỏ, mạch sác, đại tiện khó đi đều do hạ tiểu tích nhiệt gây nên.

Cách chữa: Thanh nhiệt hoá thấp.

Thuốc dùng bài sau:

 TƯ THẬN THÔNG QUAN THANG gia giảm:

(Thiên gia diệu phương)

Hoàng bá                        18g

Tri mẫu                           18g

Nhục quế                          6g

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

 Tác dụng trị: tuyền liệt tuyến phì đại, kèm theo bí tiểu.

hợp với bài sau:

BÁT CHÍNH TÁN gia giảm:

(Hòa tể cục phương)

Thành phần:

Mộc thông

Cù mạch

Xa tiền tử

Biển súc

Hoạt thạch

Chích thảo

Sơn Chi tử

Đại hoàng:

lượng bằng nhau.

Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sắc Đăng tâm, có thể làm thuốc thang sắc uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt tả hỏa, lợi tiểu thông lâm.

Giải thích bài thuốc:

 Bài thuốc chủ trị chứng lâm do thấp nhiệt nên trong bài:

+Cù mạch có tác dụng lợi thủy thông lâm, thanh nhiệt lương huyết.

+Mộc thông lợi thủy giáng hỏa là chủ dược.

+Biển súc, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Đăng tâm thanh nhiệt lợi thấp thông lâm.

+Chi tử, Đại hoàng thanh nhiệt tả hỏa.

+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

Nếu do bàng quang tích nhiệt nước tiểu ngưng kết lại làm cho tâm dịch không phân bổ được, thận âm bị tiêu hao, nếu chỉ thanh nhiệt, lợi thấp mà không bổ âm thì tân dịch càng hao, tiểu tiện càng không thông lợi, cho nên trên cơ sở thanh nhiệt lợi thấp cần gia sinh địa, mạch môn để tư dưỡng thận âm mà thấp nhiệt được thanh, thận âm không bị tổn thương.

2) Tiểu tiện bí không do phế nhiệt ủng thịnh (phổi nóng cao ứa tắc lại):

Triệu chứng: Đi tiểu không thông phải rặn ra từng giọt rát buốt, người buồn bực, họng khô khát nước, khó thở, rêu lưỡi dày vàng, mạch sác.

Phân tích: Do phế nhiệt ủng tắc ở phía trên, khí không đi xuống được, làm cho đường tiết niệu không thông, nên gây ra tiểu tiện không lợi. Họng khô, buồn bực, khát nước, khó thở, rêu lưỡi vàng đều do nhiệt tà nung đốt bên trong làm cho khí phế bí uất không đi xuống đó là nguyên nhân tiểu tiện không thông. Nên trong điều trị bàng quang phải quan tâm đến phế.

Cách chữa: Thanh phế nhiệt lợi thủy đạo.

Thuốc dùng bài sau:

 THANH PHẾ ẨM gia giảm:

(Lan thất bí tàng)

Phục linh                        16g

Hoàng cầm                    12g

Tang bạch bì                  14g

Mạch môn                      14g

Xa tiền                            12g

Sơn chi                          12g

Mộc thông                      12g

Đăng tâm                        6g

Cù mạch                       14g

Biển súc                         20g

 Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: trị nhiệt thượng tiêu và phần khí, khát, tiểu không thông.

Dẫn giải bài thuốc:

+Hoàng cầm, tang bạch bì, mạch môn có thể thanh tiết phế nhiệt, loại có thể tư dưỡng hoá nguyên.

+Xa tiền, mộc thông, phục linh, chi tử để thanh nhiệt thông lợi, nếu tâm hoả vượng mà tâm phiền, lưỡi gai đỏ, có thể gia hoàng liên, trúc diệp. Lưỡi đỏ mà khô là phế âm không đủ thì gia sa sâm, mao căn.

 +Cù mạch, biển súc

3) Tiểu tiện bí không do khí cơ uất trệ:

Triệu chứng: tình chí ăn uống uất, dễ bị xúc động buồn phiền dễ giận, tiểu tiện không thông, bụng hông đầy trướng, rêu nhạt hoặc vàng nhạt, lưỡi đỏ, mạch huyền.

Phân tích: Thất tình nội thương, khí cơ uất trệ, phế khí không xuống được làm thủy đạo không thông, tụ xuống bàng quang. Hông bụng đầy trướng là do can khí chạy ngang, mạch huyền là do can vượng. Rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ là do can uất hoá hoả.

Cách chữa: Sơ thông khí cơ, thông lợi tiểu tiện

Thuốc dùng bài sau:

TRẦM HƯƠNG TÁN gia giảm:

(Kim quỹ dực):

Trần hương                    16g

Thạch vị                        14g

Hoạt thạch                      20g

Đương quy                     14g

Quất bì                           12g

Bạch thược                    24g

Đông quỳ tử                   12g

Cam thảo                         4g

Vương bất lưu hành       24g

Cách dùng: tán bột uống ngày 3 lần/ 12g.

Công dụng: lý khí khoan trung thông ế, tiêu thực. trị khí lâm uất kết trong bụng, bụng dưới đầy chướng, đại tiện lỏng tiểu không thông.

Trong bài dùng trầm hương, quất bì để thông đạt can khí, cùng với đương quy, vương bất lưu hành để vận hành khí huyết ở hạ tiêu, thạch vi, đông qùy tử, hoạt thạch, để thông lợi đường tiết niệu. Nếu khí uất biến thành nhiệt gia trần bì, chi tử.

4) Tiểu tiện bí không do đường tiết niệu bị trở tắc:

Triệu chứng: Đi tiểu không gọn phải rặn nhiều hoặc đi són một ít, hoặc rặn mà không ra được giọt nào, bụng căng tức hoặc đau quặn thắt, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phân tích: Loại này do ứ huyết trở ngại bên trong hoặc vón kết, đường niệu đạo có sỏi, gây trở ngại đường dẫn niệu từ bàng quang xuống. Lưỡi đỏ, bụng căng tức hoặc đau quặn thắt cũng đều do ứ huyết khí trệ gây nên.

Có thể đối chứng trị liệu nên dùng bài có vị như: quy vỹ, xuyên sơn giáp, đào nhân, đại hoàng, phác tiêu vv.. để thông ứ hoá kết, song cũng không nên uống nhiều, nếu bệnh lâu, huyết hư gia thêm đan sâm, hoàng kỳ, nếu tiểu tiện có lúc bế tắc không thông, bụng chướng đau quặn thắt gia mộc hương hòa vào thuốc uống. Nếu kết sỏi đường tiết niệu gia kim tiền thảo, hải kim sa, đông quỳ tử, cù mạch, biển súc.

5)  Tiểu tiện bí không do thận khí yếu:

Triệu chứng: tiểu tiện không thông, hay són, hoặc có lúc phải rặn mới ra, sắc mặt nhợt tinh thần mệt mỏi, đau từ lưng trở xuống thường lạnh, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Phân tích: Các bệnh như trên là do thận dương yếu, khí hoá kém, mặt nhợt, tinh thần mệt mỏi là do nguyên khí suy, lưng đau và lạnh từ lưng xuống, mạch trầm tế, lưỡi nhợt v.v. đều do mệnh môn hoả suy, khí hoá không dẫn đến được bàng quang gây nên.

Cách chữa: ôn dương ích khí, bổ thận thông niệu.

Thuốc dùng bài: TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀNgia giảm:

(Kim quĩ yếu lược)

Thành phần:

Can địa hoàng               32g

Sơn thù                          16g

Bạch linh                       12g

Sơn dược                     16g

Trạch tả                          12g

Đơn bì                            12g

Phụ tử chế                       4g

Quế chi                          10g

Ngưu tất                         12g

Xa tiền                            12g

Cách dùng: Theo tỷ lệ trên, tất cả tán bột mịn trộn đều luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12g. Ngày 1 - 2 lần, với nước sôi nóng hoặc gia thêm tí muối. Có thể làm thuốc thang sắc uống.

Tác dụng: Ôn bổ thận dương.

Giải thích bài thuốc:

Đây là bài thuốc chính chữa chứng thận dương hư. Trong bài:

+Phụ tử, Quế chi ôn bổ thận dương là chủ dược.

Thêm bài "Lục vị" tư bổ thận âm để điều hòa âm dương làm cho thận khí được sung túc thì các triệu chứng do thận dương hư gây nên như đau lưng, gối mỏi, phía nửa người dưới lạnh, tiểu tiện nhiều lần hoặc tiểu són, hoặc chứng hoạt tinh, di niệu tự khỏi.

Ứng dụng lâm sàng:

   Đây là bài THẬN KHÍ HOÀN gia Ngưu tất ,Xa tiền  tử gọi là bài “ TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN “(Tế sinh phương) có tác dụng lợi  niệu , tiêu phù , dùng chữa chứng thận dương hư , cơ  thể nặng nề phù thũng , tiểu tiện ít .Bài thuốc không dùng đối với những trường hợp có hội chứng thận âm bất túc như đau lưng mỏi gối , người nong ra mồ hôi trộm , mạch  “tế”, “xác”.Trong bài ôn bổ thận dương hoá khí hành thủy dễ làm cho tiểu tiện được thông lợi. Nếu tuổi cao sức yếu gia sâm tốt, lộc nhung tiên mao, dâm dương hoắc.

Nếu khi muốn đi tiểu tiện mà bụng căng tức rặn không ra nước và như muốn mót đại tiện, người mệt lả, mạch hoãn nhược, như vậy là tỳ khí yếu không thăng đề được gây nên, loại này cùng với thận dương hư giống nhau.

Cách chữa nên: Thăng, thanh, giáng, trầm và hành khí ở thận.

Thuốc dùng bài: Bổ trung ích khí thang gia nhục quế, thông thảo, vừa thăng vừa giáng, khí hoá vận hành tiểu tiện sẽ thông,

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP