TRANG CHỦ » SỨC KHỎE MỌI NGƯỜI » 1_BÊNH VÊ NGOẠI CẢM
Đông y Chữa Say Nắng

  MC: Thưa quý vị ! Say nắng  là bệnh thường xảy ra nhưng lại bị chúng ta xem nhẹ, không quan tâm. Cũng chính vì sự chủ quan này khiến nhiều người đã phải nhập viện, thậm chí tử vong. Làm thế nào để tránh say nắng trong mùa hè, trong mục thầy thuốc của bạn kỳ này, L.y Minh Phúc- phó chủ tịch Hội đông y –tpVT chia sẻ với vấn đề này.

MC: Trước hết xin hỏi lương y:  Say nắng là gì ? Nguyên nhân tại sao xảy ra tình trạng  xay nắng?

  Say nắng là do cơ thể cảm nhiễm ngoại tà “nắng nóng”, dân gian thường gọi là cảm nắng,  trúng nắng, hay còn gọi cảm thử, trúng thử.  

   Có thể nói “Say nắng là hiện tượng cơ thể phản ứng nắng nóng “Stres” của cơ thể với với nhiệt độ cao. Bệnh lý lâm sàng  biểu hiện “Sốc” do mất nước, mất điện giải”. Say nắng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, bệnh nặng không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

    Khi say nắng thường biểu hiện tình trạng người nóng sốt, da  ửng đỏ, đổ mồ hôi, miệng khát, tiểu vàng ít, đau đầu chóng mặt, tim đập nhanh, thở nhanh, có khi buồn nôn choáng  ngất.

   Nguyên nhân phần nhiều do làm việc thể dục thể thao đi chơi ngoài nắng nóng  thời gian lâu gây tăng nhiệt cơ thể quá mức,  mất nhiều mồ hôi, dẫn đến thiếu muối, thiếu điện giải gây cảm nắng say nắng.

MC: Thưa lương y, vào thời điểm nào trong ngày, chúng ta  dễ bị say nắng ?

  Say nắng thường hay gặp vào buổi đang trưa,  xế chiều hoặc những lúc tiếp xúc lâu nắng nóng trong ngày, khi tiếp xúc nắng nóng quá cao bức xạ mặt trời làm tăng nhiệt cơ thể,  gây mất nước mất tân dịch, đó là những thời điểm dễ bị cảm nắng, trúng nắng.

MC: Vậy những người nào dễ bị say nắng?

  Trong thực tế cho thấy người hay bị cảm nắng là những người vệ khí yếu, lỗ chân lông thưa hở, người dễ ra mồn hôi, lao động vận động ngoài nắng ít uống nước,  không có đủ mũ quần áo chống nắng, người đi chơi nắng nóng không đội nón để đầu trần đi ngoài nắng. Người đang bị ngoại cảm tiền sử có bệnh những bệnh như hô hấp, tim mạch, huyết áp, tiểu đường vv.

MC: Dựa vào những dấu hiệu nào mà chúng ta nhận biết mình bị say nắng, hay người nhà đang bị chứng say nắng ?

    Nhận biết khi mình bị say nắng khi đang làm công việc tiếp xúc với nắng nóng, hoặc ngồi trong xe có nhiệt độ cao cảm thấy người mệt mỏi, nặng đầu, chóng mặt nóng sốt, vả mồ hôi, miệng khát, buồn nôn, thậm chí có người chóng ngất. Hoặc thấy người khác đang lao động vận động ngoài nắng tự nhiên thấy người choáng ngất xỉu,  mặt ửng đỏ, thở nhanh, thở mệt, tim đập nhanh là nghĩ ngay đến say nắng cần phải hổ trợ giúp đỡ sơ cứu cấp cứu ngay.

MC: Xử trí khi bị say nắng?

    Đối với những trường hợp nhẹ, cần nhanh chóng đưa người say nắng vào chỗ thoáng mát, thoáng gió, mở nới quần áo ngoài và quạt nhẹ, nằm nghỉ, theo dõi sử lý điều trị.

   Lấy khăn nhúng nước mát, lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, lau mát vùng ngực

 cho uống bù đủ nước, tốt nhất là  nước bột sắn dây, nước mía, nước dưa hấu, nước rau má, nước chanh, nước trà cho ít đường, và các loại nước trái cây tươi đều tốt.      

  Sử lý bằng day ấn Mascca một số huyệt có tác dụng: thanh nhiệt, điều hoà làm mát cơ thể như huyệt: Ân đường, vị trí chính giữa đầu trong cung lông mày. Thai dương: vị trí phía sau đuôi lông mày 1 thốn,

  Phong trì: vị trí sau gáy chổ lõm bờ trong cơ ức đoàn, bờ ngoài cơ thang và đáy hộp sọ.  Mascca và miết hai bên cung lông mày và vùng trán qua lại lên xuống 5-10 lần và xoa bóp dọc dọc kinh bàng quang  sau gáy và cột sống.  Trong nhân dân ta có nhiều bài thuốc kinh nghiệm chữa cảm nắng, say nắng tốt. Sau đây là một số bài thuốc đơn giản có tác dụng chữa say nắng:

Tuỳ theo triệu chứng lâm sàng và dược liệu sẵn có thể sử dụng bài thuốc sau:

 Nếu say nắng đau đầu nặng đầu nhiều hái nắm Lá hương nhu, hoắc hương tươi khoảng 100g,  rữa sạch giã nhỏ cho thêm bát nước chín và ít muối lọc lấy nước bỏ bả uống ngày vài lần.

Nếu Say nắng người vẫn còn sốt khát nước nên dùng Bài thứ nhất:  Lá tre tươi, lá hương nhu, lá hoa quả non đậu ván mỗi vị 30-50g sắc uống ngày vài lần.

Bài thứ hai:  vỏ đậu xanh 50g, lá tre gai 50g vỏ dưa hấu 200g sắt lát sắc nước uống, hoặc bột sắn dây pha nước uống.

   Nếu cảm nắng đau đầu người vật vả hái một nắm trái tươi 300g hoặc khô 100g trái đậu ván sắc nước uống ngày vài lần.

MC Trên thực tế có nhiều người chủ quan xem xem nhẹ bệnh say nắng, thưa l.y, say nắng không xử trí kịp thời thì hậu quả như thế nào ?

  Trường hợp say nắng  nhẹ chỉ cần vào mát nghỉ ngơi, hạ nhiệt cơ thể, uống bù đủ nước, và uống thuốc ăn uống một vài ngày người khỏe trở lại bình thường,  trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân già sức yếu tiền sử có bệnh tim mạch huyết áp phải được cấp cứu thật khẩn trương. Bằng cách hạ nhiệt độ bù nước và điện giải, chống lại trụy tim mạch và rối loạn thần kinh tại bệnh viện. Nên sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển ngay người cơ sở y tế điều trị gần nhất để theo dõi và cứu chữa kịp thời.

MC: Vậy trong mùa hè nóng nực chúng phải làm thế nào để phòng chống say nắng ?

    Đơn giản nhất lao động và tiếp xúc với nắng nóng phải đội mũ rộng vành và quần áo thoáng mát phù hợp, nên mặc vải Cotton, đeo kính mát. Uống đủ nước,uống 2-3 lít nước mỗi ngày, nếu vận đông mất nhiều mồ hôi càng uống bù đủ nước, người yếu vệ khí kém, đang có bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, nên trách làm việc nơi nắng nóng, chế vận đông ngoài nắng nóng.

Phòng ngừa cảm nắng bằng ăn uống: Bài 1 (chè đậu ván): Đậu 300g ngâm nước nóng qua đêm bỏ vỏ ngoài, bột sắn dây 30g, lá dứa nếp 20g, giã lọc lấy nước, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng: bổ tỳ, lợi thấp hoà trung, trị trúng nắng phát sốt người vật vả…

Bài 2 (chè đậu đen): Đậu đen xanh tròng 300g, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giải phong nhiệt…

Bài 3 (cháo đậu xanh): Đậu xanh 200-300g còn nguyên vỏ cà giặp nấu nhừ ăn cho thêm muối đường ăn. Tác dụng:  thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, hạ khí, lợi ngũ tạng…

Bài 4 (canh cà chua): Cà chua 2-3 trái, trứng gà 1 quả, hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn Tác dụng: dưỡng âm, mát huyết, thanh nhiệt, giải nắng nóng…

Bài 5 (canh khoai mỡ): Khoai mở tím 100g, thịt tôm lột 50g, rau ngổ 20g thêm bột nêm mắm muối vừa đủ nấu canh ăn.

Bài 6 (canh giá đậu): Gía đậu 200g, cà chua1 quả, đậu hủ 30g, thịt heo 20g, hành hoa 10g gia vị mắm muối vừa đủ nấu canh ăn. (cách nấu cho thịt, cà chua vào xào chín thơm, đổ nước vào đun sôi, đậu hũ, giá đỗ cho sau, thêm gia vị đun sôi trở lại là được. Tác dụng: bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải nắng nóng.

Bài 7 (Canh rau thập tàng): Rau ngót, rau đay, mồng tơi, mảng bát mỗi thứ 50g, thịt cua đồng 100g  nấu canh. Tác dụng: bổ âm, sinh tân dịch, thanh nhiệt, tiêu độc, giải thử thấp...

Bài 8 (canh dưa hồng): Dưa hồng non 200g thái lát, thịt con dông băm viên 100g thêm hành hoa gia vị nấu canh ăn. Tác dụng: bổ huyết, mát phế, tỳ vị, sinh tân, giải nắng nóng lợi đại tiểu tiện…

Bài 9 (cháo bột sắn dây): Bột sắn 50g, Gạo ngon 100g, thịt heo bầm 50g, (cách nấu nấu cháo với thịt chín, sau cho bột sắn gia vị vào sau). Tác dụng: bổ dưỡng, giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải thử.

Bài 10 (cháo mướp đắng): Mướp đắng 1-2 quả thái lát, cúc hoa 30g, gạo ngon 100g, thêm gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: thanh nhiệt, mát tâm, trừ phiền nhiệt mát huyết, sáng mắt…

    Trên đây là 10 món ăn dược thiện bổ dưỡng phòng trị say nắng, ngoài ra có thể sử dụng một số nước uống như: nước mía, nước dưa hấu, nước rau má, nước chanh, nước trái khế, nước trà đường và các loại nước trái cây tươi đều tốt. Nếu còn đau đầu nhiều dùng lá hương nhu, hoặc hoắc hương 100g rữa sạch giã nhỏ thêm chén nước chín vắt lấy nước bỏ bả uống ngày vài lần. Nếu người vẫn nóng sốt miệng khô khát dùng lá tre tươi 100g, vỏ dưa hấu 200g, gạo tẻ 100g nấu nước uống. Nếu về đêm nóng sốt vắt lấy nước  vòi  tre tươi 30-50ml cho uống. 

    Trên đây là một số món ăn nước uống có tác dụng phòng trị say nắng hiệu quả có thể tham khảo sử dụng phòng trị cảm nắng say nắng. 

                                             WWW.Dongyminhphuc.com

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP