TRANG CHỦ » THUỐC TỪ RAU CỦ QUẢ » VẦN H
Hẹ là nhóm rau vị thuốc bổ trận tráng dương

    Hẹ còn gọi Cửu thái, Khởi dương thảo, từ xa xưa hẹ được xếp vào loại rau quý chữa từ bệnh đơn giản đến bệnh khó. Hẹ thường  xào giá, nấu canh óc heo, tàu hũ, hủ tiếu, mì xào, ăn sống với nhiều loại rau khác đều tốt. đặc biệt món hẹ đúc trứng, bánh bao nhân hẹ, thịt băm viên hẹ món ăn ngon bổ.

    Hẹ là thức ăn rất tốt cho mùa xuân mùa hè. Sách nội kinh nói: “xuân hạ dưỡng dương” nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ôn bổ dương khí, Hẹ cũng nằm trong nhóm thức ăn dưỡng dương, mùa xuân  nên ăn hẹ.

    Theo YHCT Hẹ có vị hơi chua, cay, tính ấm, không độc. Tác dụng ích thận, trợ dương, ôn trung, hạ khí, thông ứ, cầm huyết, cố tinh, tiêu đờm... chữa trị thận yếu, đau lưng, di mộng tinh sớm, dị ứng, nỗi mề đay, viêm họng, ho, hen, tiêu hoá kém, nhiệt lỵ, trĩ,  táo bón... Hẹ còn được xem là nhóm rau bổ trận tráng dương, ăn rất tốt cho người dương khí hư đang mùa hè sợ lạnh sợ gió.

    Theo sách Nam Dược Thần Hiệu Rau hẹ: Cửu thái: vị cay chát tính ấm, lành bổ dương, hạ khí trị đau vùng tim, cầm máu, giữ tinh, trừ nhiệt lỵ.

    Theo Sách Dược tính chỉ nam Hẹ (rau hẹ):  khí ôn vị chua tính sáp không độc, tác dụng chữa chứng khí lạnh, làm cho tâm ấm lại, trừ được khí nóng trong vị phủ, giúp phế khí đầy đủ, tan được chứng huyết ứ, trục được chứng đàm nhiều, chứng ho ra máu, các chứng bệnh về máu, bệnh nấc ợ, bệnh thổ ói” 

   Theo dược tính hiện đại 100g Hẹ cho nhiệt lượng 16 Kcalo; đạm 2,7,  béo 0,4g, đường 0,3, xơ 1,6g các chất khoáng kli, calci, phosphor, natri, magenesium, kem, săt, silic, các vitanin A, B1, B2, B6, C, E, K. Tài liệu còn cho biết Hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy và Hẹ có chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và vi khuẩn khác.

    Tài liệu cho biết dịch chiết của lá hẹ có tác dụng diệt trùng roi âm đạo chỉ sau 30 phút tiếp xúc.

    Một số món ăn bài thuốc:

     -Chữa trẻ em ho đàm, khò khè, cảm lạnh, Lá hẹ 30g phối hợp gừng tươi 10g  chưng  cách thủy lấy nước uống cả cái lẫn nước.

     -Chữa trẻ em rôm sẩy rễ Hẹ 40-60g sắc nước uống vài lần.

     -Chữa nấc:  Hẹ cả cây 30-60g giã vắt nước cốt cho uống.

     -Chữa giun kim:  Rễ hẹ giã vắt nước cốt cho uống lúc bụng đói.

     -Chữa trĩ ngoại sưng đau: Lá hẹ giã nhỏ pha ít nước sạch cho vào chậu ngồi vào ngâm.

     -Chữa tiểu đường rau hẹ 150g nấu canh với thịt con Trai đồng  hoặc con Sò 100g  ăn thường xuyên.

     -Chữa đau bụng kinh, hẹ cả cây giã vắt nước cốt pha tí rượu cho uống.

     -Chữa đàn ông di tinh, xuất tinh sớm, tiểu đêm, Đông y thường dùng hạt hẹ làm thuốc như:

     -Trị thận hư, tinh thiếu, mệnh môn hỏa suy, liệt dương, hoạt tinh, xuất tinh sớm: Câu kỷ tử 25g, Cửu thái tử 16g, Dâm dương hoắc 25g, Hoài sơn 50g, Kim anh tử 16g, Ngũ vị tử 5g, Phá cố chỉ 5g, Phúc bồn tử 25g, Thạch liên tử 16g, Thỏ ty tử 25g, Thục địa 50g, Xà sàng tử 5g. Sắc uống, Tác dụng: Bổ thận, cố tinh. (Cửu Tử Hồi Xuân Thang).

     -Trị mộng tinh đái dầm, dùng hạt Hẹ 40g, Gạo tẻ 80g, nước vừa đủ nấu cháo chia 3 lần uống (Thiên Kim Phương gia giảm).

     -Trị dương vật cương không mềm, tinh rỉ rả chảy hòai, lâu lâu dương vật đau như kim châm, gọi là “Cường trung” do Thận trệ lâu: Cửu tử, Phá cố chỉ mỗi thứ 30g tán thành bột, mỗi lần uống 9g sắc với 1 chén nước, ngày 3 lần (Kinh Nghiệm Phương).

    -Trị thận dương suy biểu hiện như bất lực, đau lạnh buốt ở lưng dưới và đầu gối: Cửu tử,  Nhục thung dung,  Ba kích thiên Mỗi vị 12g.  Sắc uống. (Kinh Nghiêm Dân Gian)

    -Trị đi tiểu đêm nhiều do thận  khí hư: Cửu tử  12g,  Bổ cốt chi 12g, Sơn dược 20g,  Ích trí nhân12g, tán bột làm hoàn uống 12g/ 2-3 lân ngày. (Kinh Nghiêm Dân Gian)

    -Chữa yếu sinh lý: Hạt hẹ 40g, Tằm đực khô 200g, Dâm dương hoắc 120g, câu kỷ tử 40g, Kim anh tử 100g, Ngưu tất 60g, Ba kích 100g, Thục địa 80g, Sơn thù 60g, Mật ong 800ml, rượu 400 4 lít. Rượu ngon 1 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. (Kinh Nghiêm Dân Gian)

    -Hạt hẹ phối hợp ngủ vị tử mỗi vị 10-12g sắc nước uống còn ấm. Tuy nhiên hẹ có vị cay tính ấm, trợ dương không dùng Hẹ lâu dài với người âm hư hỏa vượng. Ghi chú Hẹ kỵ ăn chung với mật ong, thịt trâu.

(Quan tâm ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất)

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ

Tác giả Lương Y Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP