TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN H
VỊ THUỐC HOÀNG TINH 黄精
TÊN GỌI KHÁC: Củ cây cơm nếp, Hoàng tinh hoa đỏ...
TÊN KHOA HỌC: Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl

-MTDL: Hoàng tinh dùng thân củ. Khi chế có màu đen nhánh, thịt mềm chắc, đều như củ thục, không úng nát, sâu mọt là tốt. Ngày dùng từ 12 - 20g. Không nhầm với củ Dong ta bột Hoàng tinh.

-XXDL: Cây mọc hoang các tỉnh biên giới phía Bắc nơi có độ cao hơn 1.200m chỗ đất ẩm mát.

-TVQK: Vị ngọt tính bình. Vào Tỳ, Vị, Phế.

-CDCT: Tư âm nhuận phế, bổ tỳ ích khí. Chủ trị: Chứng ho do phế táo âm hư, thận hư tinh tổn, chứng tiêu khát, tỳ vị hư nhược vv...

 THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hoàng tinh có nhiều chất bột, chất đắng và ngứa.

PHƯƠNG THUỐC  HOÀNG TINH CHỦ TRỊ::

   - Trị khí huyết hư nhược, mặt vàng, da thịt gầy, sức yếu, tinh thần mỏi mệt: Đương quy, Hoàng tinh, Hoàng tửu. Luyện làm hoàn 8g. Ngày uống 2 hoàn uống với nước nóng. Tác dụng: Bổ khí huyết. (Hoàng Tinh Hoàn – 380 Bài thuốc Hiệu nghiệm Đông Y).

   - Trị mắt đau do phong nhiệt: Bạch chỉ, Hoàng tinh, Cam thảo, Mộc tặc, Phòng phong, Tật lê, Thanh long, Thảo quyết minh, Thuyền thoái. Tán bột, ngày uống 12 – 16g. Tác dụng: Bổ khí huyết. (Hoàng Tinh Tán gia Vị).

   - Trị tinh thần bất túc, mờ mắt do Can hư, mỏi gối gồm: Hoàng tinh, Câu kỷ, Thục địa, Thiên môn, Bạch truật, Tỳ giải, Hà thủ ô, Thạch hộc. Liều tùy chứng gia giảm. (Thánh Huệ Phương).

   - Bổ hư tinh khí thiếu: Hoàng tinh, Câu kỷ tử các vị bằng nhau, phơi nắng tán bột luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, uống lần 50 viên. (Kỳ Hiệu Lượng Phương).

   - Bổ âm: Hoàng tinh 12g, Ý dĩ 12g, Sa sâm 12g. Sắc uống ngày / 2-3 lần. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

   - Trị lao phổi thời kỳ đầu, ho: Hoàng tinh 15g, Bắc sa sâm 6g, Ý dĩ nhân 9g. Sắc uống. (Lâm Sàng Thực Dụng trung Dược Học).

PHẦN THAM KHẢO:

   - Theo tài liệu của GS Đỗ Tất Lợi, trong củ Hoàng tinh có chất nhầy, tinh bột và đường. Cây mọc hoang ở những nơi ẩm như Lào cai, Sơn la, Lai Châu. Thu hái gần như quanh năm. Cây có thể trồng được ở vùng núi cao, khí hậu mát, trồng bằng các mẩu thân rễ. Thân rễ Hoàng tinh có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau và có tên gọi khác nhau: 

   - Hoàng tinh vị ngọt tính bình, có tác dụng  bổ trung  ích khí, nhuận tâm Phế, trấn Thận tinh, trợ gân cốt, nhưng phẩm chất béo bổ, công dụng bổ âm nhiều, nếu Tỳ hư có thấp, không nên uống nó. (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

KIÊNG KỴ: Bệnh cảm hàn, Tỳ thấp không nên dùng.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP