Những Vị Thuốc Quý Mang Tên Ngựa.

Ngựa là loại động vật được con người quý trọng, nhiều dân tộc còn thờ phụng ngựa. Tổ tiên đã mượn tên loại Ngựa (Mã) đặt tên cho một số vị thuốc quý. Sau đây là một số vị thuốc mang tên loài ngựa.

Mã xỉ hiện: Tên gọi khác: Rau sam.Tên khoa học Portulaca oleracea L.  Mã là con ngựa, xỉ là răng, hiện là một thứ rau, có nghĩa một loại rau có lá giống hình răng con ngựa. Cây mọc hoang nhiều nơi đất ẩm ướt, người dân nước ta và nhiều nước khác thường làm rau ăn bổ mát và làm thuốc. Tài liệu cổ có ghi: Mã xỉ hiện có vị chua, tính hàn. Tác dụng chủ trị chứng huyết lị, tiểu đục, tiểu khó, trừ giun sán.

Mã đề:  Có nghĩa Mã là ngựa, đề là móng loại cỏ có lá giống móng chân con ngựa. Tên gọi khác:  Mã đề thảo, Xa tiền thảo, hạt Xa tiền tử. Tên khoa học là Plantago major L. Mã đề là vị thuốc nam quý thường mọc hoang và được trồng nhiều nơi dùng làm rau làm thuốc. Theo Đông y Mã đề: vị ngọt, tính mát, Tác dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, mát phế, nhuận gan. Chủ trị: viêm tiết niệu, thông tiểu, ho lâu ngày, viêm amidal, đau mắt đỏ, phụ nữ khí hư bạch đới…

Mã kế: Tên gọi khác: Đại kế, Ô rô, Hồ kế, Dã hồng hoa, Tên khoa học: (Herba seu Radix Cirsii Japonici). Mã kế dùng làm thuốc lâu đời. Cây cây mọc hoang nhiều nơi các tỉnh. Mã kế có tác dụng: lương huyết chỉ huyết, tán ứ tiêu ung. Chủ trị: lạc huyết, nục huyết, băng lậu, niệu huyết. Nói chung là các chứng xuất huyết do huyết nhiệt.

Mã đề nước: Tên gọi khác: trạch tả, Thủy tả, Cập tả. Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L. Mã đề nước thường dùng củ vị thuốc dùng nhiều trong bài thuốc Đôngy. Cây có mọc ở Sapa, Điện Biên do dùng nhiều vẫn được nhập thêm. Củ có Vị ngọt, nhạt, tính hàn. Vào kinh Thận, Bàng quang. Tác dụng: lợi tiểu, táo thấp, thanh nhiệt ở thận. Chủ trị: Các chứng phù thũng, tiểu khó, tiểu buốt, tiêu chảy do thấp nhiệt ở hạ tiêu.

Mã tiên thảo: Tên gọi khác: Cỏ roi ngựa, loại cây có bông giống roi ngựa. Tên khoa học Verbena ofcinalis L. Cây mọc hoang nhiều nơi cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thuỳ lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh tím. Tác dụng phá huyết, sát trùng,tiêu chướng, thông kinh. Chủ trị các chứng lở ngứa hạ bộ do thấp nhiệt, có nơi giã tươi lấy nước uống, bã đắp lên mụn nhọt áp xe vú, hậu bối.

Mã tiền tử: Tên gọi khác: Phan mộc miết, Mã tiền, là hạt chín phơi hay sấy khô của cây Mã tiền, có nhiều loại như: Strychnos pierriana A.W.Hill hoặc loại Mã tiền S.nux vomina L. thuộc họ Mã tiền (Longaniaceae). Mã tiền được dùng rất lâu đời cây mọc hoang nhiều ở nước ta và các nước Đông nam á. Theo cổ phương Mã tiền tử tác dụng tiêu thũng tán kết, thông lạc chỉ thống. Chủ trị: các chứng ung thư sang độc, thương tổn sưng đau, chứng phong thấp đau nhức, gân cơ co rút, tê dại, bị bại liệt.

Mã liền an: Tên gọi khác: Mã lìn ón, Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò… Tên khoa học Streptocaulon juventas Merr. Cây mọc hoang và trồng ở nhiều địa phương. Theo Đông y Mã Liền an vị đắng, tính mát. Tác dụng: bổ máu, dưỡng can thận, thanh nhiệt, giải độc, chữa sốt nóng, sốt rét, cảm sốt ra nhiều mồ hôi, bị sưng đau, phụ nữ ít sữa. Củ chế với đậu đen tác dụng như hà thủ ô đỏ.

Mã đâu linh: Tên gọi khác: Dây khố rách. Cây mọc phần nhiều ở ở các tỉnh vùng cao biên giới phía bắc, và vùng phía Nam Trung Quốc. Tên khoa học: Aristolochia tagala. Vị đắng, hơi cay, tính hàn. Vào kinh Phế và Đại tràng. Tác dụng: Thanh Phế, trừ đờm, chỉ khái, bình suyễn. Chủ trị: ho suyễn do phế nhiệt, khan tiếng, ho khạc ra máu.

Mã Bột: Vị thuốc giống như cục bột. Thuộc môt loài nấm. Tên khoa học: Lycoperdon boviste L. Theo Sách Dược Tính Chỉ Nam, Mã bột vị cay, mát, giải nhiệt giải độc…công dụng: mát phổi, giải được chứng nóng do phong nhiệt (ôn bệnh), đau sưng cổ họng, chảy máu cam, mụn nhọt… Ứng dụng thường dùng Mã bột bọc vải sắc uống hoặc phối hợp các vị như: Xạ Can, Sơn Đậu Căn, Liên kiều, Kim ngân.

Mã kỳ: Tên gọi khác: Thạch lam, Đỗ quyên..Tên khoa học: Styphelia malayana. Chi Styphelia. Họ Epacridaceae. Mã kỳ, bộ Ericales là cây bụi nhỏ. Lá  hình mũi mác, hoa màu trắng hay hơi hồng, có mùi thơm, quả màu vàng hay hơi đỏ. Cây hay mọc bãi cát ven biển Miền nam và trên các vách đá (Phú quốc) Kiên giang. Mã kỳ thuộc loại cây có nguồn gen qúy hiếm, là cây đại diện duy nhất của họ Mã kỳ (Epacridaceae) ở Việt Nam. Theo sách Dược Tính Chỉ Nam, Mã kỳ có vị cay ngọt, khí ấm, không độc. Công dụng ích tỳ vị, lợi hung cách, trừ khí lạnh, dùng nó làm rau ăn được. Mã kỳ tử (quả) Tác dụng khai vị, hạ khí, tiêu cơm nước, chữa chứng ngực bụng đầy trướng…

d

Mã thầy: Tên gọi khác: Năn lùn, Năn ngọt, Bộp tề, Củ năn. Tên khoa học: Heleocharis dulcis (Burm.f.). Củ bên ngoài lớp vỏ màu nâu đen, bên trong nhiều tinh bột màu trắng. Mã thầy giàu dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe. Theo dược học cổ truyền củ vị ngọt, tính mát, Tác dụng: thanh nhiệt sinh tân, giải độc, hóa đàm, tiêu thũng, chỉ huyết.. dùng chữa sốt cao mất nước, vàng da, tiểu ra máu, trĩ đại tiện ra máu, sỏi đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm họng....

Mã vĩ tùng: Mã là Ngựa vĩ đuôi, Tùng là Thông. Loại cây Thông có ngọn lá giống đuôi con ngựa. Tên khoa học: Pinus massoniana Lamb. Thuộc họ Thông Pinaceae. Cây được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. Trồng lấy gỗ các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Theo tên vị thuốc Đông y mắt chồi thông gọi(Tùng tiết), Nhựa Thông (Tùng hương). Hạt (tùng tử nhân) và lá vỏ, rễ, quả  đều có vị đắng tính ấm…tác dụng: khư phong trừ thấp, tán hàn, chỉ thống, có nơi dùng cành chữa sáp tinh, vỏ thân sinh cơ chỉ huyết, lá giải cảm, hạt chữa nhuận trường...rễ cây chữa đau nhức tê thấp hiệu quả.

Mã chi: Tên gọi khác là hạt của nhiều loại bí như bí, bí ngô, bí rợ, đều thuộc họ bí Cucurbitaceae. Khi quả chín Lấy hạt phơi khô rang ăn ngày tết hoặc bóc lấy nhân làm thuốc. theo đông y nhân hạt có vị ngọt tính bình, không độc. Tác dụng chữa giun sán, lãi đũa, lãi kim, sát trùng đường ruột, Tài liệu gần đây cho biết nhân hạt chữa phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đường, phụ nữ sau sinh ít sữa.

Mã thuật: Tên gọi khác: Uất kim, Nghệ, Hoàng uất… Tên khoa học: Curcuma long L. Cây được trồng nhiều nơi làm gia vị làm thuốc. Đông y vị thuốc thường gọi thân củ (Khương hoàng), thân rễ (Uất kim). Mã thuật vị đắng, tính hàn.  Công dụng giải uất, hành khí, lương huyết, phá ứ. Chủ trị: thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, vàng da, lên da non. đau ngực bụng do huyết ứ, hành kinh đau bụng.

Mã hàm khung cùng: Tên gọi khác: Xuyên khung, Khung cùng, Tây khung…Tên khoa học: Ligusticum Wallichii Franch. Xuyên khung là vị thuốc quý thường dùng nhiều trong bài thuốc Đông y ở ta có trồng nhưng phần nhiều còn được nhập thêm. Xuyên khung có vị cay, tính ôn… Tác dụng: dùng sống chủ trị sưng đau, trừ phong thấp, kinh bế. Sao chín bổ huyết, hành huyết, tán ứ, chữa đau đầu, chóng mặt.

Mã linh thự. Tên gọi khác: Khoai tây. Tên khoa học: Solanum tuberosum. Khoai tây không chỉ là cây lương thực ngắn ngày còn là vị thuốc chữa một số bệnh hiêu quả. Theo Sách Dược Tính Chỉ Nam, Củ  khí êm vị ngọt, không độc…tác dụng: hòa vị, kiện tỳ, ích khí, chữa chứng chán ăn, tiêu hóa kém, táo bón kinh niên, viêm loét dạ dày, tá tràng, nôn mửa, có nơi dùng tượi giã nhuyễn đắp ngoại chữa chàm, bỏng nóng rát hiệu quả.

Mã Liễu: Tên gọi khác là nghể răm. Cây thân mềm, lá hình thoi dài, mọc hoang ở vùng trũng hoặc ẩm nhiều nơi ở nước ta. Tên khoa hoạc Polygonum hydropiper L. thuộc họ Rau răm - Polygonaceae. Mã liễu vị hơi đắng, cay, ấm. Tác dụng giải độc thức ăn, chữa sưng, lở mụn nhọt, kích thích tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, đau bụng...

Ké đầu ngựa: Tên gọi khác: Thương nhĩ, Xương nhĩ, quả gọi Thương nhĩ tử. Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Cây cao chừng 1-2m, lá mọc so le. Quả hình thoi, có móc, trẻ em đùa nghịch nếu ném quả vào tóc nhau thì rất khó gỡ ra. Cành, lá, quả điều dùng làm thuốc. Theo Đông y Ké đầu ngựa vị ngọt, hơi đắng, ấm. Tác dụng: tiêu độc, sát trùng…chủ trị: viêm mũi, đau đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, phong hàn, bướu cổ đơn thuần do thiếu I ốt…

Tổ bọ ngựa. Tên gọi khác: Tang phiêu tiêu, là tổ con bọ ngựa trên cây dâu. Tên khoa học: Ootheca Mantidis. Người ta lấy tổ khi trứng còn chưa nở, đem về sấy khô cho chín trứng dể dùng. Theo Đông y, Tổ bị ngựa có vị mặn ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng: ích thận cố tinh. chủ trị:  liệt dương, mộng tinh, đau lưng, kinh không thông, bụng đau, tiểu nhiều, tiểu són.

Cá ngựa: Tên gọi khác: Hải mã, Hải long, Thủy mã. Tên khoa học Hippocampus fuscus. Loại cá sống dưới biển có dạng giống đầu ngựa. Trong y học cổ truyền, nó là thứ thuốc vị ngọt, hơi mặn, ấm, tính bình…Tác dụng giảm đau, hưng phấn, kích thích sinh dục, chữa thần kinh suy nhược, cơ thể mệt yếu, nam giới liệt dương, phụ nữ đau bụng, đẻ khó hoặc chậm có thai.

Bọ ngựa      Tên gọi khác Ngựa trời, đường lang. tên khoa học: Manti regliosa, thuộc họ bọ ngựa (Mantidae) là loại côn trùng màu xanh hay nâu, sống trên cây chuyên bắt sâu bọ, côn trùng có hại. đầu hình tam giác mắt kép, lồi to. Ngực trước dài, hai chân trước dùng bắt mồi, bàn chân có 5 đốt, giao phối xong thường con cái ăn thịt con đực. bộ phận làm thuốc toàn bộ con bọ ngựa, và tổ con bọ ngựa, trên cây dâu (tang phiêu tiêu) Bọ ngựa vị ngọt, tính ấm. công dụng trị động kinh, hầu họng sưng đau, trĩ sa viêm loét. Trị động kinh trong dân gian người ta thường bắt bọ ngựa về bứt bỏ cánh đầu chân, ruột rồi rang chin, tán thành bột mịn, uống từ 6-12g mỗi ngày.

Bài đã đăng BT BR&VT va CTQ

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP